Luật sư Đào Quang Vinh

Trình tự, thủ tục kháng cáo bản án của tòa án như thế nào?

Luật sư tư vấn về thủ tục, trình tự kháng cáo lên cấp phúc thẩm bản án, quyết định của tòa án.

Xin chào luật sư.

Luật sư có thể tư vấn hỗ trợ giúp tôi một số vấn đề sau đây được không ạ. Gia đình tôi có 1 mảnh đất quyền sử dụng đất là đất thổ cư thời hạn sử dụng lâu dài được nhà nước cấp quyền sử dụng đất năm 1995. Nhà tôi ở trên đất đó trước năm 1995 và đến năm 1998 thì chuyển nhà đi nơi khác sống vì gia đình điều kiện khó khăn nên bố tôi đi làm ăn xa.khi già đình chuyển đi nơi khác sống thì có bà B đến và hỏi xin làm quán trên mảnh đất đó mới đầu nhà tôi k đồng ý nhưng sau thì chỉ đồng ý cho làm quán tạm không kiên cố..nhưng sau 1 khoảng thời gian thì bà B đã xây nhà kiên cố để ở mà k thông qua ý kiến của gia đình mình. Và đất đó nhà tôi có nộp thuế đầy đủ hằng năm và k ít lần xuống để sử dụng đất còn lại nhưng bị ngăn cản. Vừa rồi gia định tôi có làm đơn gửi lên tòa án tp. Nhưng tòa án giải và quyết định là bà B phải trả lại số đất xung quanh nền nhà và gia đình tôi phải bồi thường giá trị trên đất cho bà B, và tòa cho bà B được hưởng số đất trên nhà mà không phải bồi thường giá trị đất lại cho gia đình tôi. Nên tôi thấy tòa giải quyết k đúng theo dquy định của pháp luật nên muốn làm đơn kháng cáo. Vậy nên tôi nhờ bên luật sư tư vấn và hỗ trợ giúp gia đình tôi.tôi xin chân thành cảm ơn

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Trong trường hợp trên nếu thấy bản án của tòa án không đảm bảo quyền lợi của bạn thì bạn có quyền kháng cáo trong thời hạn, khoản 1 Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thời hạn kháng cáo:

 

“Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

 

Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.”

 

Như vậy, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, gia đình bạn có quyền kháng cáo bản án của Tòa án cấp sơ thẩm.

 

Về hồ sơ kháng cáo, đơn kháng cáo phải đáp ứng các quy định của Điều 272 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 :

 

“1. Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo.

 

Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:

 

a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

 

b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;

 

c) Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

 

d) Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;

 

đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

 

2. Người kháng cáo là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người kháng cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ.

 

3. Người kháng cáo quy định tại khoản 2 Điều này nếu không tự mình kháng cáo thì có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo và văn bản ủy quyền. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.

 

4. Người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự là cơ quan, tổ chức; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

 

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức đó và văn bản ủy quyền. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.

 

5. Người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên hoặc điểm chỉ.

 

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền; họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.

 

6. Việc ủy quyền quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.

 

7. Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật này.

 

8. Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.”

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.

Phòng tư vấn – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo