Luật sư Trần Khánh Thương

Tranh chấp về thừa kế khi di chúc miệng

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Bà nội em có 1 miếng đất dưới quê,khoảng 100m vuông.Trước lúc bà mất, chỉ có nói miệng là chia đều cho 4 người con. Không viết di chúc giấy hay ghi âm gì hết. Vì là có 3 người con gái và 1 người con trai, 2 người nữ và 1 người nam thì đã đi lập gia đình và chuyển hộ khẩu sang nhà chồng - nhà vợ.

Còn 1 người vẫn còn có tên trong hộ khẩu của miếng đất đó.Sau này,người đó lật lộng nói cả miếng đất đó là của người đó,và nói không ai ngoài người đó có tên trong hộ khẩu nên không có quyền giành chia tài sản. Như vậy đúng hay không luật sư,và em phải làm như thế nào?

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua bài viết:
 
"Tư vấn trường hợp chia thừa kế theo pháp luật" đã đăng trên trang web Luật Minh Gia.
 
Theo đó, kể cả nếu xác định di chúc miệng của bà nội anh/chị là vô hiệu hoặc không có bằng chứng chứng minh từng tồn tại di chúc, di sản của bà sẽ được chia theo pháp luật và khi chia theo pháp luật thì tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được phần bằng nhau. Do đó, nếu bà nội anh/chị qua đời chưa đến 10 năm thì hiện gia đình có thể kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Nếu bà nội anh/chị đã qua đời hơn 10 năm nhưng chưa đến 30 năm (tính đến năm 2017) thì gia đình có thể chờ đến sau ngày 1/1/2017 (khi Bộ luật Dân sự mới có hiệu lực) để khởi kiện. 

Anh/chị có thể tham khảo thêm qua Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh/chị.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169
 

Trân trọng
P. Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo