Vũ Thanh Thủy

Tranh chấp về hợp đồng dịch vụ

Luật sư tư vấn về tranh chấp việc trả tiền dịch vụ giữa các cá nhân giao kết bằng hợp đồng miệng. Nội dung tư vấn như sau:

 

Chào luật sư! Tôi xin trình bày sự việc như sau:Khu vực tôi ở đang làm đường nên anh A có rủ bố tôi mua xe tải chạy thải cho cty xây dựng BĐ với giá là 100.000/chuyến (giao dịch miệng). Bố tôi đã mua xe và chạy cho cty BĐ từ ngày 1-11-2017 đến 31-12-2017 với tổng số chuyến là 960 chuyến. Cty BĐ đã thanh toán tất cả số tiền 96.000.000 cho anh A (vì anh A là người kí kết hợp đồng với cty BĐ) nhưng anh A lại không thanh toán số tiền đó cho bố tôi mà a ta lại yêu cầu thanh toán với giá 80.000/ chuyến. Bố tôi k đồng ý và đã nhờ công an xã can thiệp giải quyết. Nhưng xã lại k giải quyết được. Vậy nếu gia đình tôi khởi tố anh A với tội danh lừa đảo thì có lấy lại đc số tiền trên không ạ. (Xe của bố tôi chạy có thống kê của cty BĐ và người dân trong xã đều biết)Mong luật sư giải đáp sớm nhất. Xin cảm ơn!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia, với tình huống của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Căn cứ theo Điều 174 Bộ Luật hình sư 2015 quy định:

 

"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

...

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

 

 

..."

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó. Như vậy để xem xét  hành vi của A có cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không thì phải xem xét đến yếu tố là A đã dùng thủ đoạn gian dối nhằm làm cho bố bạn tin tưởng A sẽ trả cho mình số tiền như A đã cam kết là 100.000đ/chuyến để mua xe cùng với A. Ngoài ra, thủ đoạn gian dối của A phải có trước khi có việc giao tài sản giữa bố bạn với người  này thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi A nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Nếu hành vi của A không cấu thành tội lừa đảo chiếm tài sản theo Bộ Luật hình sự thì sẽ giải quyết theo dân sự.

 

Việc anh A có thỏa thuận với bố bạn là dùng xe của bố bạn mua để tiến hành vận chuyển cho công ty BĐ. Như vậy, về bẩn chất hợp đồng giao kết giữa bố bạn và anh A là hợp đồng dịch vụ:

 

Theo Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

 

Điều 513. Hợp đồng dịch vụ

 

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

 

Sau khi bố bạn đã vận chuyển toàn bộ số hàng của công ty BĐ bao gồm 960 chuyến và công ty đã thanh toán số tiền trên cho anh A thì lúc này A có trách nhiệm trả tiền cho bố bạn theo như thỏa thuận.

 

Điều 519 BLDS quy định về Trả tiền dịch vụ:

 

"1. Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận.

 

2. Khi giao kết hợp đồng, nếu không có thỏa thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.

 

3. Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

4. Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại."

 

Trong trường hợp này mặc dù việc giao kết hợp đồng giữa bố bạn và anh A chỉ bằng miệng nhưng theo Điều 74 Luật Thương mại 2005 thì hợp đồng này vẫn có giá trị pháp lý ràng buộc các bên.

 

 Điều 74 BLDS quy định về Hình thức hợp đồng dịch vụ:

 

"1. Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

 

2. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”.

 

Trong trường hợp anh A  không chịu thực hiện trả tiền theo đúng thỏa thuận thì bố bạn có thể gửi đơn khởi kiện nhờ Tòa án can thiệp.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Đào Thị Trà - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo