Phạm Diệu

Tranh chấp thừa kế đất đai theo nội dung di chúc, xử lý ra sao?

Nội dung yêu cầu tư vấn: Kính Chào Công Ty Luật Minh Gia!Gia đình tôi hiện nay đang vướng mắc một vấn đề về tranh chấp Đất Đai, nay kính nhờ Luật Sư của Công Ty có thể giúp tôi hiểu rõ hơn về luật của Đất Đai trong trường hợp của gia đình

 

...Tôi đang gặp phải.Vấn đề như sau: Gia Đình Tôi hiện nay đang sinh sống với Cậu (Anh ruột của Mẹ Tôi) của Tôi trên cùng một mảnh Đất có diện tích là 350m2. Chúng tôi đã sinh sống ở đây được 36 năm. Phần diện tích Đất nói trên là của nhà nước cấp cho Cậu Tôi vào năm 1979. Năm 1980 thì gia đình Tôi chuyển về đây sinh sống cùng.Trước đó Mẹ tôi có một mảnh đất khác, nhưng Cậu tôi lúc đó cần Tiền nên đã bán để giúp Cậu Tôi, Cậu tôi cũng đã thỏa thuận với Mẹ Tôi sẽ có phần Đất là 122m2 trên mảnh Đất hiện tại. Đến năm 2003 thì Cậu Tôi tiến hành Hóa Giá mảnh Đất hiện tại và làm Sổ Đỏ nhà Đất, nhưng không làm tách riêng thành hai sổ đỏ cho mẹ tôi. Mà chỉ làm 1 sổ đứng tên chắc Cậu Tôi.Mẹ Tôi đã hỏi thì Cậu Tôi nói lý do không làm được, nhưng vẫn hứa sẽ cho Đất Mẹ Tôi là như trên.Đến năm 2014 thì Cậu Tôi Lập Di Chúc, có phần Đất của Mẹ Tôi là 122m2 và đã được Phường công chứng giấy tờ thành công. Cậu tôi có 5 đứa con và đã ly hôn vợ. 5 người con này đã sinh sống ở Sài Gòn từ năm 1986 đến nay. Không có sinh sống gì từ đó đến nay tại mảnh đất này.Hiện nay, 5 người con này về đòi Cậu Tôi lập lại Di Chúc, không cho mẹ tôi là 122m2 nữa mà chỉ cho Mẹ Tôi là 50m2.Vậy cho tôi hỏi, trong trường hợp của Tôi, tôi có thể khởi kiện để được đòi quyền sở dụng Đất và làm giấy tờ sổ đỏ cho phần Đất mà mẹ tôi đáng được hưởng không? Mong Luật sư giải đáp giúp ạ?

 

Trả  lời: Cảm ơn anh đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của anh, chúng tôi tư vấn như sau:  

   

Theo như anh cho biết, mảnh đất trên được cấp cho cá nhân (người cậu) từ năm 1979. Cậu anh là người đứng tên duy nhất trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cậu của anh được toàn quyền sử dụng, định đoạt mảnh đất đó mà không cần phải có sự đồng ý của các thành viên khác trong gia đình.

 

Tại Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế như sau:

 

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

 

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”

 

Về quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân được quy định:

 

“Điều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân

 

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”

 

Vì vậy, trong trường hợp lập di chúc người cậu hoàn toàn có quyền chia cho mẹ anh 122 m2 (như đã hứa trước đó) mà không cần sự đồng ý của các thành viên khác trong gia đình.

 

Theo Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:

 

“Người lập di chúc có quyền sau đây:

 

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

 

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

 

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

 

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

 

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”

 

Căn cứ quy định trên, cậu anh là người lập di chúc nên sẽ có quyền chỉ định về người thừa kế hay phân định về phần di sản chia cho từng người thừa kế. Trong nội dung di chúc của người cậu, có phần đất của mẹ anh là 122m2. Di chúc sau khi đã lập, được công chứng coi như di chúc đã hợp pháp. Nhưng trong trường hợp này, người cậu vẫn còn sống nên việc chỉnh sửa lại nội dung di chúc vẫn có thể xảy ra.

 

Vì thế, để đảm bảo lợi ích tối đa và chắc chắn phần đất mẹ anh được hưởng là 122m2 thì hai bên nên làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, công chứng hợp đồng. Sau đó, gửi hồ sơ lên Phòng đăng ký đất đai cấp quận(huyện) để thực hiện thủ tục sang tên phần đất 122m2 cho mẹ anh đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề anh hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, anh vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Phạm Thị Diệu - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo