Triệu Lan Thảo

Tranh chấp về phân chia tài sản giữa bố chồng và con dâu.

Công ty Luật Minh Gia tư vấn về vấn đề tranh chấp tài sản giữa các thành viên trong gia đình, bố chồng làm đơn khởi kiện con dâu để đòi lại tài sản là nhà đất và các tài sản khác.

 

Chào luật sư ạ! em muốn nhờ luật sư tư vấn hộ em về vấn đề tranh chấp đất đai ạ. Giờ bố chồng khởi kiện em là con dâu lên Toà. Trước khi ra toà đã có 1 lần giải quyết tại nhà. Xong bố chồng kiện tôi lên xã giải quyết 2 bên không thống nhất hoà giải được. Bố chồng làm đơn kiện với nội dung khác để đưa ra Toà án, đòi tôi trả lại như sau: Nhà ở 1/2 ,200 mét vuông. (nhưng thực tế nhà ở hiện tại cũng khoảng 200m); ao cá đòi lấy 800 mét vuông( thực tế cả ao có 80m); đòi đất ruộng 3 thửa, 31 bó mạ (thực tế là có 70 bó mạ); đất vườn 4m trước mặt nhà;tiền bồi thường khi bán đất, mảnh đất bán được 99 triệu đòi 49 triệu; đòi 280 triệu tiền mặt là công đóng góp dựng nên ngôi nhà đang ở hiện tại. (thực tế nhà hiện tại là 1 tay vợ chồng e làm ra) luật sư cho em hỏi là: Bố chồng em có quyền đòi lại số đất đấy không? 

 

Trả lời tư vấn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Vì thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, nên chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

 

Thứ nhất, cần phải xác định xem tài sản mà bố chồng bạn khởi kiện để đòi lại là tài sản có nguồn gốc như thế nào? có phải là tài sản riêng của bố chồng bạn không? Nếu là tài sản riêng của bố chồng bạn thì bố chồng bạn hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản đó.

 

Tài sản riêng là tài sản mà người đó được tặng cho, thừa kế hoặc tài sản có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng của người đó và có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng của người đó.

 

Thứ hai, nếu là tài sản chung của cả gia đình thì theo quy định tại Điều 212 Bộ luật dân sự 2015

 

Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình

1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

 

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

 

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

 

Như vậy, Tòa án sẽ căn cứ trên công sức đóng góp, tạo lập của từng người để phân chia tài sản cho đảm bảo quyền và lợi ích của từng thành viên trong gia đình.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Nguyễn Mạnh Hùng - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo