Nguyễn Ngọc Ánh

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng gửi giữ

Vào ngày 29-05 em có vào quán ăn và có lấy thẻ xe (Ab 125 trị giá 42tr lúc mua). sau khi ăn xong thì ra về thì phát hiện mất xe. Em có lên CA. Phường giải quyết thì bảo vệ người làm mất xe có ghi bảng cam kết sẽ bồi thường xe em với số tiền là 23tr . hẹn 30 ngày sau giải quyết.


Nội dung tư vấn: Xin chào Luật Sư. Em có việc xin nhờ chú hướng dẫn dùm.
Vào ngày 29-05 em có vào quán ăn và có lấy thẻ xe (Ab 125 trị giá 42tr lúc mua). sau khi ăn xong thì ra về thì phát hiện mất xe. Em có lên CA. Phường giải quyết thì bảo vệ người làm mất xe có ghi bảng cam kết sẽ bồi thường xe em với số tiền là 23tr . hẹn 30 ngày sau giải quyết. 01-10- 2015 bên phía cty bảo vệ có gọi điện thoại cho em, nói cty ko chịu với mức giá đó (Dưới 20 tr). Vậy nếu em không chấp nhận thì cty đó ko chịu trả tiền cho em thì thế nào? Vậy tờ giấy cam kết thừa nhận làm mất xe của bv, và tiền bồi thường có pháp lý ko? tờ cam kết đó có chữ kí giửa 2 bên và người làm chứng là chủ quán. Xin cám ơn Luật Sư.

Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của anh được tư vấn như sau:
 

Theo như anh trình bày, anh vào một quán ăn và có gửi xe ( trường hợp này xe của anh có bảo vệ trông giữ). Tuy nhiên, sau đó khi anh lấy xe thì chiếc xe của anh đã bị mất. Như vậy, trước tiên có thể khẳng định cho anh trong trường hợp này người bảo vệ sẽ phải bồi thường thiệt hại cho chiếc xe đã mất của anh, tuy nhiên có tính đến hao mòn của chiếc xe.

Điều 554 BLDS 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:

Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.


Điều 556 BLDS 2015 quy định về quyền của bên gửi tài sản như sau:


Điều 556. Quyền của bên gửi tài sản

2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.


Đồng thời, Bộ luật dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của bên gửi giữ tài sản như sau:

 

Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản

4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.


Trường hợp của anh, các bên có thỏa thuận một hợp đồng gửi giữ bằng miệng. Hợp đồng trên ràng buộc trách nhiệm pháp lí giữa các bên, bên gửi giữ có nghĩa vụ trả tiền gửi giữ theo đúng thỏa thuận (trường hợp của anh không thỏa thuận phí dịch vụ nên anh được miễn nghĩa vụ trả tiền); bên nhận gửi giữ có nghĩa vụ bảo quản tài sản và trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng khi nhận giữ.

Trường hợp tài sản gửi giữ đã mất thì bên nhận gửi giữ có nghĩa vụ phải bồi thiệt hại nếu làm mất mát, trừ trường hợp bất khả kháng.
 

Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra tại Điều 597 như sau:

 

Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

 

Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

 

Dự trên quy định này thì anh có thể yêu cầu chủ quán ăn (doanh nghiệp nơi người trông giữ xe làm việc) thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước.


Hiện tại, có hai phương án để tiến hành giải quyết vụ việc trên đó là các bên tự tiến hành thỏa thuận sô tiền bồi thường thiệt hại. Nếu các bên không tự thỏa thuận được, mà có tranh chấp thì anh có quyền gửi đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại tới Tòa án nhân dân quận, huyện nơi người bảo vệ trên cư trú, làm việc để giải quyết.

Anh có trình bày thêm, các bên đã có giầy cam kết thừa nhận làm mất xe của anh, và tiền bồi thường. Tuy nhiên, văn bản này không phát sinh trách nhiệm pháp lí bắt buộc thực hiện.

Văn bản thỏa thuận, có xác nhận của các bên sẽ là căn cứ chứng minh quyền và lợi ích của anh đang bị xâm phạm và anh có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Bản án của tòa án do thẩm phán nhân danh Nhà nước tuyên nên chắc chắn sẽ phát sinh hiệu lực pháp lí bắt buộc thực hiện. Đây chính là tài liệu, chứng cứ quan trọng để bảo đảm quyền và lợi ích của anh, anh cố gắng sử dụng triệt để căn cứ trên để yêu cầu phía bên bị đơn bồi thường thiệt hại.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng gửi giữ. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
Luật gia Nguyễn. N. Ánh – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo