Luật sư Trần Khánh Thương

TNHS và bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông

Luật sư tư vấn về tai nạn giao thông. Nếu gây tai nạn giao thông xâm phạm đến sức khỏe và tính mạng của người khác thì trách nhiệm như thế nào? Quy định pháp luật về vấn đề này chi tiết như sau:

 

TNHS và bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Xin chào Luật sư!Tôi ở Huế xin hỏi luật sư chuyện là:Chồng tôi vừa bị tai nạn giao thông và bị người ta đi xe máy tông chết, chồng tôi cũng đi xe máy bị bên kia tông ngang xe kéo le chồng toi 7m, theo người dân xung quanh nói lúc đó chồng toi đang băng qua đường thì thấy bên kia đi tới với tốc độ rất nhanh nên đứng lại không ngờ bên kia húc ngang vào người và xe chồng toi đến vỡ sọ và gãy 1 bên xương đòn dẫn đến tử vong. Từ đó đến nay đã 24 ngày nhưng vẫn chưa thấy bên toà án gọi giải quyết và nếu giải quyết thì cho toi hỏi bên kia pai ở tù mấy năm và bồi thường cho chúng toi như thế nào ạ? toi có 1 đứa con trai 5 tuổi. P/s: xin luật sư giúp cho toi hiểu thêm tý luật vì bố của gia đình bên kia trước là cong an xã sau là thanh tra huyện toi sợ họ am hiểu đường đi mà họ chạy án thì oan uổng cho chồng toi quá. Bên kia chạy với tốc độ rất nhanh đi 1 đoàn đi nhậu về khi gay tai nạn thấy có 1 hoá đơn thanh toán mới đi nhậu về. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi với ạ. Tôi đang mơ hồ và mong lung quá. Trong khi cong an nói cả 2 cùng có lỗi toi cũng ko hiểu nỗi (nói chồng toi đứng giữa đường). Tôi muốn biết bên đó phải ở tù bao năm theo nghiêm minh của luật pháp ạ

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

https://luatminhgia.com.vn/trach-nhiem-hinh-su-khi-gay-tai-nan-giao-thong.aspx

 

https://luatminhgia.com.vn/hoi-dap-dan-su/trach-nhiem-boi-thuong-khi-gay-tai-nan-giao-thong.aspx

 

Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi. Trường hợp người thanh niên điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm quy định của pháp luật gây hậu quả chết người, hậu quả nghiêm trọng khác,... thì bị truy cứu TNHS.

 

Ngoài ra, chị còn trình bày cá nhân này có sử dụng  rượu khi tham gia giao thông. Chiểu theo quy định tại Điểm c khoản 2 Điều 202 BLHS; Điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC, người thanh niên trên sẽ bị truy cứu với khung hình phạt từ ba năm tới mười năm nếu trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở khi điều khiển xe môtô.

 

Thứ hai, vế trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Người thanh niên trên có trách nhiệm phải bồi thường các khoản sau:

 

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.4 và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này. 

- Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ... 

 

- Ngoài ra, con của chị mới 5 tuổi. Theo quy định của pháp luật, người thanh niên có nghĩa vụ cấp dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.

 

- Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Đối với câu trả lời: "chồng của chị cũng có lỗi" thì chị không phải quá lo lắng. Nếu xác minh chồng chị có lỗi khi sang đường sẽ là tình tiết  giảm nhẹ TNHS và mức bồi thường thiệt hại cho người thanh niên trên mà không phải là căn cứ miễn TNHS hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

1 |==========================

Tai nạn giao thông và trách nhiệm hình sự, dân sự

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Tôi đang có một số thắc mắc về vấn đề giải quyết tai nạn giao thông gây chết người. Anh chị luật sư giải đáp giúp em với nhé: Tôi có 2 em trai bị tai nạn xe máy, vào ngày 26/4/2016. Người gây tai nạn là đàn ông tầm 46 tuổi đi ngược chiều xe với xe em trai tôi. Cả 2 xe tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm. Bên ông gây tai nạn đã lẫn sang đường bên em trai tôi đi và tông vào phần sau xe em tôi. cả 2 bên bị thương nặng, người gây ra tai nạn chết e trai họ tôi ngồi đằng sau xe em trai tôi cũng chết. tôi hỏi cụ thể như sau: 1. Em trai ruột tôi là người sống sót trong 3 người, liệu e trai tôi có phải chịu trách nhiệm về luật hình sự hay dân sự gì không? Trong khí đó bên kia là người gây tai nạn. 2. Em trai họ tôi người ngồi đằng sau xe đã chết, liệu bên gây tai nạn và em trai tôi có trách nhiệm gì không? Mặc dù bên gây tai nạn chết? 3. Theo khám và xét nghiệm bên gây tai nạn điều khiển xe trong tình trạng dương tính về ma túy và dương tính HIV, bên gây tai nạn có hình phạt gì không? 4. Em trai họ của tôi hiện đang có con nhỏ 4 tháng tuổi, bên gây tai nạn có trách nhiệm gì không? và em trai tôi người điều khiển may mắn không bị sao, có phải có trách nhiệm như thế nào? Em mong anh chị luật sư giúp em giải đáp những thắc mắc với nhé. Em xin cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Điều 202 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ:

 

"1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

 

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

 

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

...".

 

Điều 3 Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự):

 

"1. Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.

...".

 

Vậy, để có đủ căn cứ truy cứu TNHS một người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 BLHS, ngoài hậu quả chết người thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh người đó không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ; hành vi vi phạm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.

 

Căn cứ vào nội dung đề nghị tư vấn, nếu lỗi hoàn toàn do người điều khiển phương tiện lấn làn (đã chết) thì người em còn sống không buộc phải chịu trách nhiệm với tính mạng của những người đã chết. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng muốn truy cứu TNHS đối với người em này thì buộc phải thu thập đầy đủ chứng cứ theo hướng dẫn trên (hành vi vi phạm, có  lỗi, hậu quả nghiêm trọng và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả).

 

Lưu ý: Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là vi phạm Luật giao thông đường bộ 2008, tuy nhiên hành vi này không được xác định là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng. 

 

Nếu kết quả làm việc của phía cơ quan tố tụng khẳng định người điều khiển phương tiện lấn làn đủ dấu hiệu của tội phạm, nhưng người này đã chết nên không truy cứu TNHS. Tuy nhiên, những người được hưởng di sản thửa kế buộc phải chi trả các khoản bồi thường thiệt hại trong phạm vi di sản thừa kế của người chết để lại. Người con trai nhỏ 4 tháng tuổi sẽ được chi trả tiền cấp dưỡng cho tới khi thành niên, hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

2 |==========================

 

Trách nhiệm đặt ra khi tai nạn giao thông

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Thưa công ty luật Minh Gia, sau đây tôi xin có một câu hỏi, rất mong các luật sư có thể tư vấn giúp. Sự quan tâm và tư vấn nhanh chóng từ phía các luật sư sẽ giúp đỡ được cho gia đình tôi rất nhiều. Xin chân thành cảm ơn!

Em trai tôi có uống rượu say gây tai nạn giao thông, em tôi đâm vào sau đuôi xe máy người kia, nhưng do xe của họ có lấn đường. Gia đình họ không bị gì chỉ hư hỏng xe còn em trai tôi bị chấn thương sọ não, gãy xương xoang hàm. Lúc xe ngã xuống chồng của chị kia cũng có say rượu đã tới lấy mũ bảo hiểm của em tôi đánh đập e tôi làm em tôi ngục xuống và khi có bạn bè tới để đưa đi bệnh viện thì anh kia không cho đưa đi. Nhưng bạn bè em tôi đã giằng ra và đưa đi. Có nhân chứng nói rằng em tôi đã bị đánh. Vậy luật sư cho tôi hỏi:

1. Gia đình kia có phải chịu trách nhiệm hình sự hay bồi thường không?

2. Gia đình tôi có nên làm đơn kiện gia đình kia không?3. Em trai tôi phải chịu trách nhiệm bồi thường không? Bồi thường bao nhiêu?

 

Trả lời tư vấn:

 
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

1. Về trách nhiệm hình sự
 
Việc xác định người kia có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không sẽ tùy thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra về nguyên nhân dẫn đến việc em của anh/chị bị chấn thương và kết quả của cơ quan giám định về tỷ lệ thương tật của em anh/chị. Cụ thể như sau:
 
a. Nếu nguyên nhân dẫn đến việc em của anh/chị bị chấn thương là do người kia vi phạm luật giao thông đường bộ
 
Trường hợp này anh/chị có thể tham khảo tại bài viết “Trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông” đã đăng trên trang web Luật Minh Gia.
 
Theo đó, người kia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thương tích của em của anh/chị được xác định là “thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe” (“Thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe” theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP là gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên). Việc người đó có say rượu được xem là tình tiết tăng nặng và mức phạt tù có thể từ 3 năm đến 10 năm.
 
b. Nếu nguyên nhân dẫn đến việc em của anh/chị bị chấn thương là do bị đánh
 
Trường hợp này người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích. Cụ thể về tội này anh/chị vui lòng tham khảo bài viết “Tư vấn về tội cố ý gây thương tích” đã đăng trên trang web Luật Minh Gia.
 
Theo đó, trách nhiệm hình sự của người kia sẽ tùy thuộc vào tỷ lệ thương tích của em của anh/chị.
 
2. Về trách nhiệm bồi thường
 
Vấn đề này chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một số bài viết cụ thể sau đây:
 
- Tư vấn trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn giao thông
 
- Hỏi về tháng tiền lương tối thiểu khi bồi thường tai nạn giao thông?
 
- Bồi thường thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm do tai nạn gây ra

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Theo đó việc xác định trách nhiệm bồi thường sẽ tùy thuộc vào yếu tố lỗi dẫn đến tai nạn và gây thiệt hại. Việc xác định mức bồi thường cũng tùy thuộc vào mức độ thiệt hại.

Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh/chị:

- Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009

- Bộ luật dân sự 2005

 

 

3 |==========================

 

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây tai nạn gây chết người

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Vào khoảng hơn 5 giờ chiều, tan trường, tôi (giáo viên) trên đường đi dạy về nhà, tới 1 một đoạn đường bất thình lình một cụ bà (83 tuổi) từ nhà băng ra đường (đường quê, chiều ngang khoảng 4m), tôi thấy liền bấm còi và giảm tốc độ, nhưng do bà cụ bị rối, tiến rồi lại lùi, tôi không kịp xử lý nên va chạm vào người bà làm bà té ngửa, còn tôi ngã cùng xe cách bà khoảng 3 m. Sau đó người thân đưa bà đi taxi đến bệnh viện, tôi được một người thân nữa của bà chở đi bằng chính chiếc xe của tôi. Tuy được cấp cứu, nhưng do tuổi già nên bà không qua khỏi. Gia đình tôi thường xuyên lui tới, thương lượng 2 bên và đồng ý với mức bồi thường 30 triệu và viết giấy bãi nại. Cho tôi hỏi tình hình như vậy thì tòa án xét xử như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

https://luatminhgia.com.vn/hoi-dap-hinh-su/vi-pham-quy-dinh-phap-luat-giao-thong-duong-bo-gay-hau-qua-nghiem-trong.aspx

 

Đối với hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, ngoài dấu hiệu hậu quả thuộc mặt khách quan (hậu quả chết người hoặc hậu quả nghiêm trọng khác,...) thì cơ quan điều tra cần xác minh người điều khiển phương tiện vi phạm quy định pháp luật giao thông đường bộ (nguyên tắc điều khiển phương tiện). Và hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nghiêm trọng.

 

Điều 202 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ:

"1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

...".

 

Về hình phạt, nếu không có tình tiết tặng nặng định khung theo quy định tại Khoản 2 Điều 202 thì khung hình phạt đối với hành vi của chị (nếu đủ cơ sở định tội): phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 

Tuy nhiên, để cụ thể hóa hình phạt thì HĐXX căn cứ vào tình tiết tăng nặng, tính tiết giảm nhẹ,... khi ra phán quyết. Tình tiết hai bên gia đình đã đạt được thỏa thuận, gia đình nạn nhân bãi nại sẽ có lợi cho chị khi HĐXX định hình phạt cụ thể.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: TNHS và bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo