Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp chia thừa kế theo quy định mới

Kính chào luật sư, lời nói đầu xin chúc luật sư và gia đình sức khỏe dồi dào, vui tươi hạnh phúc, sự nghiệp thăng tiến. Xin phép luật sư tư vấn giúp tôi về thừa kế và thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế như sau: Gia đình A có 4 người con, cha, mẹ mất không để lại di chúc chỉ để lại căn nhà giờ cho tui xin hỏi, thứ nhất nếu ba người trong gia đình của A không đồng ý bán thì A có thể bán được không?

Thứ 2 nếu phần thừa hưởng của ba A để lại cho người con út vậy A có thể yêu cầu chia phần của mẹ A không?

Thứ 3 nếu kiện ra tòa thì tòa cần thủ tục gì và chi phí xong cho 1 phiên tòa là bi nhiêu và người nào có nghĩa vụ đóng thời gian là bao lâu mới xong vụ kiện. Trong khi chờ đợi sự phúc đáp của luật sư  tui xin chân thành cảm ơn luật sư.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất: Nếu bố mẹ A mất không để lại di chúc thì toàn bộ di sản thừa kế mà ông bà để lại sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Theo đó, những người con sẽ có quyền ngang nhau đối với phần di sản thừa kế này. Do vậy một người con muốn bán nhưng 3 người con lại không đồng ý thì không thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định.

 

Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế thì có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án chia.

 

Thứ 2 về thủ tục giải quyết chia thừa kế tại tòa án: Đối với thời gian giải quyết một vụ án dân sự thì theo quy định tại Điều Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:

 

"Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử

 

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

 

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

 

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

 

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

 

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

...

3. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

 

a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

 

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

 

c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

 

d) Đưa vụ án ra xét xử.

 

4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng."

 

Tranh chấp về việc thừa kế tài sản thuộc một trong những tranh chấp quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

 

>> Luật sư tư vấn quy định về phân chia thừa kế, gọi: 1900.6169

 

---------------

Câu hỏi thứ 2 - Tư vấn về việc chia thừa kế theo pháp luật

 

Xin chào quy công ty! chào luật sư! xin luât sư tư vấn dùm tôi nội dung: hiện nay tôi đang giữ 01 sổ đỏ đứng tên mẹ của tôi nhưng bà đã mất bất ngờ nên không có làm di chúc cho tôi. trong nha toi có 5 anh em, nhưng giờ chỉ còn tôi và anh tôi trong hộ khẩu. khi tôi ra phòng công chứng thì họ bắt tôi khai đời ông nội, ông ngoại và nhiều hồ sơ rất phức tạp. yêu cầu của tôi là sang tên tôi đúng tên sổ đỏ. vậy rất mong quý luật sư gúp đỡ, tư vấn giùm tôi về hồ sơ thủ tục? tôi xin chân thành cám ơn!

 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin cung cấp, mẹ bạn mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế của mẹ bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật (Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015).

 

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

 

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

 

Theo đó, việc Văn phòng công chứng yêu cầu cung cấp các giấy tờ liên quan đến ông bà ngoại của bạn là có căn cứ. Bởi bố mẹ vẫn sẽ được hưởng thừa kế của con, và nếu trường hợp ông bà ngoại bạn đã mất thì phải có các giấy tờ liên quan chứng minh việc này.

 

----------------------

Câu hỏi thứ 3 - Tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

 

Xin chào luật sư ! Gia đình tôi có 7 anh chị em và tôi là con trai thứ, mẹ tôi vào nam theo anh trai và em trai năm 1997 và về lại ngoài bắc 2003 và mẹ ở một mình trên đất ở của mẹ, khi mẹ tôi mất thì mất ở tại nhà riêng của tôi và mẹ không để lại di chúc chia đất đai. Từ 1997 mẹ tôi vào nam và cho tới bây giờ thuế đất ở và đất ruộng của mẹ là tôi đóng và tôi làm đất ruộng. Hiện tại anh chị em muốn bán đất ruộng mà cá nhân tôi không đồng ý vậy có bán được không. Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn.

 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Phần diện tích đất mà mẹ anh/chị để lại không có di chúc, do đó, phần diện tích dất này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Cụ thể, sẽ chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (Khoản 1, 2 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015)

 

Theo đó, việc chia di sản thừa kế trước hết sẽ do những người thừa kế thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo