Trần Tuấn Hùng

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Ủy ban nhân dân xã

Luật sư tư vấn về các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế của người chết theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể như sau:

 

Kính chào quý luật sư.tôi có một số vấn đè cần xin ý kiến tham vấn từ quý luật sư. tôi xin trình bàytôi có 1 người cô ruột tên H cưới chồng tên N có một mảnh đất 501,8 m2, đất mang tên QSDD là Đ ba ruột của ông N, nay ông D đã mất nhưng không để lại di chúc. cô H muốn chuyên tên QSDD đất sang cho chồng bà là ông N, nhưng đến cơ quan địa phương họ đòi rất nhiều giấy tờ và đã cung cấp đủ cho họ, nhưng có một số giấy tờ như sau không thể nào đáp ưng được và họ không đồng ý cấp, đó là họ muốn cung cấp hình phần bia mộ của  ông nội của ông N nhưng ba ông  đã mất năm 1942, hiện không còn tìm thấy phần mộ nữa, vả lại thời đó có mộ chăng nữa củng không thể nào có tên trên bia mộ. tôi cảm thấy bức xúc vì chỉ 1 thông tin như vậy không thể cung cấp mà họ không chuyển tên QSDD đất cho ông Đ. giờ trong trường hợp như vậy tôi phải hướng dẫn người nhà làm như thế nào a. xin cảm ơn quý luật sư.

 

Trả lời câu hỏi: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công Ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn về vấn đề của bạn như sau:

 

Căn cứ Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:

 

“1. Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

 

a) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

 

b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;

 

c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.

 

Bản sao giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c của Khoản này được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.

 

2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

 

3. Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.

 

Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

 

4. Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

..."

Như vậy, thủ tục khai nhận di sản thừa kế yêu cầu phải có giấy chứng tử của cha, mẹ người chết theo quy định để chứng minh ông N là người thừa kế duy nhất của người để lại di sản. Theo thông tin của bạn, vì không rõ thời điểm ông nội của ông N  mất có làm giấy chứng tử hay không, vì vậy có thể phải làm thủ tục đăng ký khai tử quá hạn nếu tại thời điểm chết chưa đăng ký khai tử hoặc đăng ký lại tại UBND cấp xã phường nếu đã bị mất giấy chứng tử. Tuy nhiên, nếu người cha của ông N mất vào thời kỳ chiến tranh và hầu như không có khả năng nào để chứng minh người này còn sống nếu xét về tuổi tác, nên những người nhận thừa kế có thể làm văn bản cam kết với nội dung người cha chồng đã chết trước thời điểm người chồng chết, và hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có tranh chấp xảy ra.

 

Ngoài ra, việc chứng minh người cha chồng đã chết trước có thể được chấp nhận bằng các giấy tờ khác ví dụ như: văn bản xác nhận của UBND Xã/phường, công an khu vực về việc người đó đã chết, xác nhận của những người sống trong khu vực là người cao tuổi có biết hoặc chứng kiến về cái chết của người cha chồng trước kia. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nông Diệp - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo