Hoài Nam

Thủ tục công chứng khi không có giấy khai sinh

Ông bà Ngoại tôi sau khi sống với nhau sinh ra được 02 người con (mẹ tôi và cậu tôi), nhưng ông bà lúc này không có tài sản.

 

Năm 1969, ông ngoại mất; bà ngoại tôi có Ông ngoại sau (đã có vợ và con ở Huế) và ông bà sinh ra 04 người con( các người con sinh ra, ông ngoại sau đều khai sinh cho con-tên cha mẹ lại ghi tên Ông và bà vợ ông ở Huế (các dì cậu, một mẹ khác cha với mẹ tôi đều mang tên vợ lớn của Ông ngoại sau ở Huế). Hòa bình, Ông Ngoại sau về Huế. Bà ngoại tôi ở lại nuôi 05 người con vất vả, thì dì ruột của Bà Ngoại tôi cho 2000m2 đất sản xuất (nguồn gốc đất của Ông cố ngoại). Năm 1981, bà ngoại tôi lại gặp Ông ngoại kế tiếp và sinh được 01 người con (người con này khai sinh có cha là ông ngoại kế tiếp và bà ngoại). 3/2016, Bà ngoại tôi mất, để lại 2000m2 đất Nông nghiệp, Tất cả các con (ba dòng con) đều thống nhất cho Cậu ruột tôi đứng tên tài sản (cùng cha cùng mẹ với mẹ tôi - con người Ông ngoại đầu). Tuy nhiên, hiện nay ra công chứng không được. Lý do, phòng công chứng yêu cầu, bổ sung giấy khai sinh của tất cả các anh, chị em cùng mẹ khác cha. Do lớn tuổi, hiện nay, các cậu dì tôi không có giấy khai sinh, do vậy cơ quan chông chứng không công chứng. Xin hỏi, luật sư trường hợp này giải quyết khúc mắc ra sao, và cần làm gì mới có thể được công chứng?

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 
Trường hợp của gia đình bạn có thể xem là làm thủ tục công chứng việc thỏa thuận chia di sản thừa kế giữa những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (các đồng thừa kế). Do vậy, giấy khai sinh là tài liệu bắt buộc để thực hiện thủ tục công chứng này bới yếu tố chứng minh của nó. Các cậu và dì của bạn cần phải có giấy khai sinh để chứng minh mình là người thuộc hàng kế thứ nhất để thực hiện chia di sản thừa kế theo pháp luật.
 

Để được thực hiện thủ tục công chứng, các cậu và dì của bạn phải đi làm giấy khai sinh.

 

Trường hợp của các cậu, dì bạn được xếp vào trường hợp đăng kí khai sinh quá hạn. Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 thì thẩm quyền đăng kí khai sinh này thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Điều này có nghĩa là trong trường hợp của cậu dì bạn thì bây giờ cậu dì bạn có thể đến đăng kí giấy khai sinh tại UBND cấp xã nơi đang cư trú.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thủ tục công chứng khi không có giấy khai sinh. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

CV Sơn Tùng - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo