Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thủ tục cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ do Khu Quản lý đường bộ quản lý.

Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao muốn thi công công nút giao đấu nối vào quốc lộ thì cần phải thực hiện những thủ tục gì? Hồ sơ cấp giấy phép thi công bao gồm những giấy tờ gì? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Giao thông đường bộ

Đường giao thông là một trong những lĩnh vực trọng điểm, giữ vụ trí trọng yếu trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng – an ninh, nâng cao đời sống nhân dân.

Vì vậy, pháp luật ban hành các đạo luật riêng nhằm điều chỉnh về vấn đề giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không và giám sát chặt chẽ các công trình thi công liên quan đến lĩnh vực giao thông để đảm bảo Nhà nước quản lý thống nhất trong lĩnh vực này.

Trường hợp bạn là chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu nút giao công trình giao thông muốn xây dựng công trình trên đó, bạn phải tham khảo các quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện, trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép thi công. Nếu bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của công ty Luật Minh Gia về thủ tục xin cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ do khu quản lý đường bộ thực hiện.

2. Thủ tục xin cấp phép thi công nút giao đường bộ

Thủ tục xin Cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ do Khu Quản lý đường bộ quản lý được thực hiện như sau:

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ cho Khu Quản lý Đường bộ;

b) Giải quyết TTHC:

- Khu Quản lý Đường bộ tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả. 

- Khu Quản lý Đường bộ tiến hành thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại văn phòng cơ quan Khu Quản lý Đường bộ; hoặc,

- Thông qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu kèm theo;

- Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế nút giao của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao chụp có xác nhận của Chủ đầu tư);

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).

b) Số lượng bộ hồ sơ: 02 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Khu Quản lý Đường bộ;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý giao thông (Phòng Quản lý Vận tải & An toàn GT) thuộc Khu Quản lý Đường bộ;

d) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị được giao quản lý quốc lộ.

7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép thi công.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Hồ sơ thiết kế và phương án tổ chức GT của nút giao phải được phê duyệt theo ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền;

- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình nút giao ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ;

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

Mẫu Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình

       ... (1) . ..                                                CỘNG  HÒA  Xà HỘI  CHỦ  NGHĨA  VIỆT  NAM

             ...(2) ...                                                           Độc  lập - Tự  do - Hạnh  phúc

  Số:............/.............                                    

                                                                        .............., ngày........ tháng........năm 201......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH

Cấp phép thi công (…3…)

        Kính gửi: ...........................................(…4…)

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

 - Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ (…5..);

(…..2….) đề nghị được cấp phép thi công (…6…) tại (…7…). Thời gian thi công bắt đầu từ ngày …tháng … năm ... đến hết ngày …tháng … năm ...  

Xin gửi kèm theo các tài liệu sau:

+ (…5…) (bản sao có xác nhận của Chủ đầu tư).

+ (…8…) (bản chính)..

+ (…9…)

(…2…) Đối với thi công công trình thiết yếu: xin cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.

(…2…) Đối với thi công trên đường bộ đang khai thác: xin cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, hạn chế ùn tắc giao thông đến mức cao nhất và không gây ô nhiễm môi trường.

 (…2…) xin cam kết thi công theo đúng Hồ sơ thiết kế đã được (…10…) phê duyệt và tuân thủ theo quy định của Giấy phép thi công. Nếu thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, (…2…) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Địa chỉ liên hệ: ………

Số điện thoại: ..............

Nơi nhận:                     

            - Như trên;           

            - ....................;  

            - ....................;       

            - Lưu VT. 

Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp phép thi công (công trình thiết yếu hoặc thi công trên đường bộ đang khai thác);

(3) Ghi vắn tắt tên công trình hoặc hạng mục công trình  đề nghị cấp phép, quốc lộ, địa phương; ví dụ “Cấp phép thi công đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của QL39, địa phận tỉnh Hưng Yên”.

(4) Tên cơ quan cấp phép thi công;

(5) Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế công trình của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

(6) Ghi đầy đủ tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép thi công.

(7) Ghi rõ lý trình, tên quốc lộ, thuộc địa phận tỉnh nào.

(8) Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

(9) Các tài liệu khác nếu (…2…) thấy cần thiết. 

(10) Cơ quan phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công./.

Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo