Trần Phương Hà

Thời hiệu phân chia di sản thừa kế và xác lập quyền thừa kế đối với bất động sản

Luật sư tư vấn về thời hiệu phân chia di sản thừa kế và xác lập quyền thừa kế đối với bất động sản. Nội dung câu hỏi như sau:

 

Nội dung câu hỏi: Kính thưa Công ty Luật Minh Gia. Tôi có một số vấn đề liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế đối với thửa đất do ông bà để lại cụ thể như sau: Ông bà tôi có một thửa đất và nhà ở xây dựng trước năm 1955. Năm 1966 ông tôi mất, năm 1973 bà tôi mất. Khi mất ông bà tôi không để lại di chúc. Đến năm 1990 bố tôi phá dỡ căn nhà cũ của ông bà tôi và xây dựng nhà mới ở trên thửa đất đó và sử dụng cho đến nay, trên thửa đất này có thêm nhà ở của chú Ruột xây dựng năm 1989. Thửa đất này từ khi ông bà tôi mất đều được bố tôi kê khai và nộp thuế đất hàng năm cho Nhà nước. Đến khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Bác gái (vợ của Bác trưởng, bác trưởng đã mất năm 1989) gửi đơn đề nghị ngừng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất nói trên về việc phân chia di sản thừa kế. theo tôi được biết theo Luật dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/1/2017 thì đối với việc phân chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm, vậy quyền sở hữu của bố tôi có được Nhà nước công nhận hay không và nếu được công nhận thì chúng tôi phải làm gì để làm rõ quyền sở hữu thửa đất này. Nếu Bác gái tôi vẫn gửi đơn đề nghị ngừng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bố tôi có thể khởi kiện ra tòa về việc phân chia di sản thừa kế khi hết thời hiệu phân chia di sản thừa kế hay không. Cho tôi hỏi nếu được công nhận là tài sản của bố tôi thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này có tách phần tài sản của Chú tôi không hay là được gộp chung vào trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bố tôi. Rất mong được sự quan tâm và tư vấn của Công ty luật Minh Gia. Tôi xin chân thành cám ơn./.

 

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty luật Minh Gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

 

Thứ nhất, thời hiệu thừa kế

 

Theo Điều 623 Bộ luật dân sự 2015  “1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

 

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

 

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

 

Đây là mảnh đất chung của 2 ông bà và khi mất  không để lại di chúc. Ta sẽ tính tại mốc bà bạn mất năm 1973 để xác định xem thời hiệu thừa kế đối với bất động sản này hay không. Nếu bác gái của bạn yêu cầu chia di sản thừa kế sau năm 2003 thì được coi là hết thời hạn để được yêu cầu .

 

Trường hợp Bác gái bạn gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về thừa kế sau những năm 2003  thì Tòa án sẽ không thụ lý đơn.

 

Thứ hai, xác định người quản lý di sản.

 

Nếu rơi vào trường hợp hết thời hiệu để yêu cầu chia di sản thì di sản sẽ thuộc về người đang quản lý di sản đó. Cụ thể nếu có căn cứ chứng minh bố bạn là người duy nhất quản lý mảnh đất này thì mảnh đất này thuộc về bố bạn. Bố bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn chú bạn sẽ được cấp giấy chứng nhân quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật đất đai năm 2013.

 

Nếu chú bạn đồng thời là người quản lý mảnh đất này từ khi ông bà bạn mất thì khi hết thời hiệu thừa kế, cả bố bạn và chú bạn trở thành đồng sở hữu của mảnh đất này và được cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Phương Hà - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo