Hoàng Thị Kim Lý

Thời gian tạm giữ tang vật bị trộm cắp

Tôi có mất 1 máy tính laptop, trong quá trình kiểm tra xung quanh phát hiện 1 xe máy nghi là của tên trộm. Tôi đã tình báo công an phường về việc mất laptop và giao tang vật xe máy cho công an, nhưng chiều cùng ngày tôi tìm được laptop, và bên người mua máy tính từ tên trộm đồng ý trả lại cho tôi.

 

Chào luật gia minh!Tôi có việc này nhờ công ty tư vấn giúp ạ.Tối ngày 8-1 Tôi có mất 1 máy tính laptop trong quá trình kiểm tra xung quang phát hiện 1 xe máy nguy là của tên trộm, Tôi đã tình báo công an phường về việc mất laptop và giao tang vật xe máy cho công an, nhưng chiều cùng ngày tôi tìm được laptop, và bên người mua máy tính từ tên trộm đồng ý trả lại cho tôi ( vô điều kiện) và phối hợp công an phường giao video ghi hình người bán laptop cho công an, nhưng công an phường lại tịch thu và niêm phong laptop của tôi để gửi lên công an thành phố làm vật chứng và định giá tài sản, tôi có đề nghị được lấy lại máy tính để phục vụ công việc nhưng không được đồng ý, hiện laptop của tôi bị niêm phong và tịch thu ( có biên bản thu giữ nhưng tôi không được giữ), tôi cũng không được trả lời khi nào được lấy lại, và nếu trong quá trình tạm giữ  bị hư hỏng thì được bồi thường như thế nào.-Tôi có thể huỷ đơn trình báo và lấy laptop về được không? ( tôi tự tìm được laptop, như vậy là tên trộm coi nhưng không gây thiệt hại cho tôi, nhưng hiện bị công an phường thu giữ là đang làm ảnh hưởng công việc của tôi) - thời gian bao lâu thì tôi được lấy máy tính về?- nếu hư hỏng trong quá trình tạm giữ của công an phường thi tôi có được bồi thường không?Tôi xin cảm ơn!Mong được quý anh chị tư vấn giúp ạ

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề bạn đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

 

"Điều 125 Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

 

 

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

 

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

 

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

 

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

 

2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

 

Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

 

3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

 

4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.

 

5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

...

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề."

 

Do bạn đã làm đơn trình báo việc tài sản của mình bị mất cắp nên Công an đã và đang xử lý theo pháp luật hình sự để tìm ra người đã lấy cắp. Trong vụ án hình sự, việc xử lý tài sản bị mất cắp được thu giữ phụ thuộc vào giai đoạn vụ án bị đình chỉ. Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra thì việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định. Nếu vụ án bị đình chỉ và có quyết định trả lại tài sản thì cơ quan người có thẩm quyền quyết định có quyền:

 

– Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó.

 

– Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữ hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

 

– Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy

 

– Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền quyết định thả động vật lại nơi cư trú tự nhiên, chuyển giao cho các cơ sở nghiên cứu khoa học, tiêu hủy…

 

Như vậy, bạn không thể hủy đơn trình báo vì vụ án đang trong quá trình điều tra. Thêm vào đó, căn cứ khoản 8 Điều 125 Luật này thì đối với vụ việc đơn giản thì thời gian tạm giữ tang vật (chiếc laptop của bạn) là 7 ngày kể từ ngày viết biên bản tạm giữ. Trong trường hợp, tang vật (chiếc laptop) đang tạm giữ mà hỏng hóc thì người đưa ra quyết định tạm giữ tang vật sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho bạn.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Thị Hằng Nga - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo