LS Nguyễn Phương Lan

Thời gian được tính để hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên

Luật sư tư vấn về thời gian được tính để hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên. Nội dung tư vấn như sau:


Nội dung tư vấn : Kính gửi Quý Công ty: Công ty Luật Minh Gia.
Năm 1982, Tôi là bộ đội chuyển ngành về học Trường trung cấp sư phạm.
Tháng 8/1984, Tôi tốt nghiệp và được Trường Trung cấp sư phạm giữ lại làm công tác Đoàn và quản lý nội trú giáo sinh, ăn lương bậc 1 giáo viên trung cấp.
Tháng 10/1987 Tôi được nâng lương bậc 2 đồng thời được cử đi học Đại học sư phạm tập trung.
Tháng 10/1992 , Tôi tốt nghiệp đại học ( trong thời gian đi học được hưởng lương do sở Giáo dục đào tạo trả).
Tháng 11/1992, Tôi bắt đầu giảng dạy cho đến nay ( 2015).
Hiện tại, thâm niên của Tôi được tính như sau: 3 năm ở lại Trường Trung cấp sư phạm + từ tháng 11/1992 đến nay (2015) , còn thời gian đi học đại học sư phạm không được tính.
Xin hỏi cách tính thâm niên như vậy đúng hay sai, và nếu sai thì Tôi phải thực hiện những gì để được điều chỉnh.
Mong sớm nhận được giải đáp của Quý Công ty!
Xin chân thành cám ơn!

Trả lời: Chào anh, cảm ơn anh đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV- BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP  ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo như sau:

Điều 2. Hướng dẫn về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, mức hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP

1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;

b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);

c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có);

d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;

đ) Thời gian quy định tại các điểm a, b khoản này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.


Cho nên, trong khoảng thời gian trên mà anh đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 11/1992 tới nay và cả trong thời gian 3 năm ở trường Trung cấp sư phạm thì anh thời gian anh được hưởng phụ cấp thâm niên chính là tổng thời gian 3 năm ở lại Trường Trung cấp sư phạm cộng với khoảng thời gian từ tháng 11/1992 đến nay.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thời gian được tính để hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


Chuyên viên Phương Lan - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo