Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thỏa thuận thi công công trình đường bộ trên quốc lộ

Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả.

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải;

b) Giải quyết TTHC:

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả. 

- Sở Giao thông vận tải tiến hành thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Văn phòng Sở Giao thông vận tải; hoặc,

- Thông qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị Thỏa thuận thi công công trình (bản chính);

- Quyết định phê duyệt dự án;

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt, kể cả phương án thi công, biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

- Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Ban Quản lý dự án hoặc nhà thầu thi công.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý Kết cấu hạ tầng giao thông (Phòng Quản lý giao thông) thuộc Sở GTVT;

d) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị được giao quản lý quốc lộ.

7. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản Thỏa thuận thi công.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: 

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Dự án công trình đường bộ do Bộ GTVT hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam là chủ đầu tư. 

- Có Biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông (được cấp có thẩm quyền phê duyệt). 

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo