Nông Bá Khu

Thỏa thuận bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông

Luật sư tư vấn về trường hợp gây tai nạn giao thông và cần xác định những căn cứ bồi thường và sự thỏa thuận của các bên về mức bồi thường. Cụ thể như sau:

 

Xin chào luật sư cách đây hơn 1 tháng chồng e có va chạm vào 1 người phụ nữ và bà bị gãy cổ chân, trong tình trạng chồng e có hơi men, nhưng 2 bên đều đi cùng chiều, chồng e chạy sau và người phụ nữ đi trước do tránh vật cản nên đã quay ngang nên chồng e ko chánh kịp. khi đó gia đình e đã đưa bà đi viện chữa và chi trả mọi chi phí + cả thu nhập 1 tháng của người ấy. giờ bà ấy lại đòi chu cấp tiền xài hàng ngày vì ko lao động được. nhưng e ko đồng ý. vậy cho e hỏi phải giải quyết thế nào, và bà ấy đòi 3 triệu nữa rồi viết giấy thỏa thuận chấm dứt không liên quan, thì có thể cho e xin mẫu biên bản thỏa thuận được không ạ?

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Trường hợp của chồng bạn sẽ được xác định là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này có thể căn cứ theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 về xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:

 

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

 

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

 

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

 

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

 

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

 

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

 

Pháp luật không quy định cụ thể một mức bồi thường nào mà sẽ cho các bên tự thỏa thuận với nhau dựa theo những căn cứ trên. Nếu phía bên kia có yêu cầu đòi bồi thường thêm 1 khoản tiền là 3 triệu vì không lao động được thì 2 bên có thể thỏa thuận và viết giấy thỏa thuận, về mẫu giấy thỏa thuận bồi thường thiệt hại thì không có mẫu sẵn nào cả mà hoàn toàn do sự thỏa thuận của 2 bên chỉ cần các bên ghi rõ những điều đã thỏa thuận được về mức bồi thường và có chữ ký đầy đủ của cả 2 bên thì giấy thỏa thuận đó hoàn toàn là căn cứ pháp lý khi phát sinh tranh chấp.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

CV tư vấn: Phạm Thu Hoài - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo