LS Vũ Thảo

Thiệt hại về sức khỏe khi tham gia giao thông chưa đủ tuổi

Luật sư tư vấn về trường hợp thiệt hại về sức khỏe khi tham gia giao thông chưa đủ tuổi

 

Em có em trai 15 tuổi vào đêm 23/4/2017 vào lúc 10h10 phút trên đoạn đường quốc lộ 49B (nói là đường quốc lộ nhưng trên đoạn đường này không có điện đường) em trai em điều khiển xe moto 2 bánh chở thêm 1 bé gái cùng bằng tuổi. Cả 2 điều không đội mủ bảo hiểm và chưa có bằng lái xe.đêm đó đến đoạn đường trên đã đâm vào 1 chiếc xe tuốt lúa(xe cơ khí dùng để xây lúa khi cắt lúa xong) làm em trai em bị chấn thương ở ngực,gãy 2 răng cửa,bị đứt môi dưới và gã xương đùi. Còn bé gái ngồi sau chỉ bị thương nhẹ ở chân(khi điều khiển không dùng chất kích thích bia rựu).vậy cho em hỏi là nếu 2 bên đi kiện thì trách nhiệm lỗi của bên nào là lớn hơn.xe tuốt lúa để trên đoạn đường không có biển báo cho phép đổ xe,không có đèn báo hiệu ban đêm,chiếm hết lòng đường cho xe chạy.nếu nếu  gia đình em muốn kiện thì phải có những bằng chứng gì ạ.bên gia đình xe tuốt lúa nói là"giờ  bỏ xe tuốt lúa luôn vì xe đó không co giấy tờ chính chủ nên không chịu trách nhiệm trong việ này".mong quý công ty luật minh gia tư vấn giúp em ạ.em xin chân thành cám ơn.

 

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty Luật Minh Gia. Với nội dung câu hỏi này, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Qua vụ việc trên, chúng tôi và bạn đều phải nhận định lỗi sai xuất phát từ hai bên. Về phía gia đình bạn, hai em mới chỉ 15 tuổi, chưa có bằng lái xe, lái xe không đội mũ bảo hiểm. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền. Tuy nhiên, cũng phải xét đến trách nhiệm liên đới của chủ sở hữu (người giao xe) cho các em sử dụng. Trong trường hợp này, người đó có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

 

“4.Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ.Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 điều 58 của Luật giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông”.

 

Về phía gia đình sở hữu xe tuốt lúa, đây chỉ là một nông cụ để giúp đỡ người dân trong nông nghiệp, chưa đủ động cơ cũng như cơ chế vận hành như máy kéo, xe thô sơ nên ta chỉ xét đến trường hợp bị xử phạt với hành vi đỗ xe không tín hiệu báo trước theo quy định tại điều 5 của cùng Nghị định:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1.Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

 

Trong trường hợp này, hai em của bạn đã bị thiệt hại về sức khỏe nhưng không phải hoàn toàn lỗi do bên gia đình có máy tuốt lúa, cũng phải kể đến hành vi sử dụng trái phép xe mô tô 2 bánh mà hai em của bạn chưa chấp hành.

 

Theo quy định tại điều  585 và 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1.Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

                 ...

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.’’

 

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.’’

 

Như vậy, pháp luật đã quy định một mức bồi thường cụ thể  nên trong trường hợp này, bạn và gia đình bên nên có sự thương thảo, thỏa thuận để cùng liên đới chịu trách nhiệm thay vì kiện tụng bởi hai bên đều có lỗi và đều bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Nếu xét thấy mâu thuẫn không thể dung hòa thì bạn có thể xem xét đến thủ tục tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật TTDS hiện hành. Mức bồi thường thiệt hại đã được quy định tại điều luật trên.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Trần T Lan Anh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo