LS Thanh Hương

Thay đổi thẩm phán trong tố tụng dân sự quy định thế nào?

Luật sư tư vấn về quyền của đương sự trong việc yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định. Các trường hợp thay đổi thẩm phán trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào ? Nếu có vướng mắc cần hỗ trợ hãy liên hệ với Luật Minh Gia để được hỗ trợ tốt nhất.

1. Tư vấn về vấn đề thay đổi thẩm phán trong tố tụng dân sự.

 Để vụ án dân sự được giải quyết một cách đúng đắn, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng thì sự vô tư của những người tiến hành trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn là điều rất quan trọng.Vì vậy khi xét thấy thẩm phán giải quyết vụ án dân sự có những dấu hiệu không công tâm, khách quan đương sự có quyền được thay đổi thẩm phán .Vậy quy định của pháp luật về việc thay đổi thẩm phán trong vụ án dân sự như thế nào ? Nếu bạn gặp vấn đề này nhưng không có thời gian tìm hiểu quy định của pháp luật, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi  1900.6169, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Quyền và nghĩa vụ của đương sự ;

+ Các trường hợp thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân ;

+ Căn cứ thay đổi thẩm phán trong vụ án dân sự ;

2. Quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án dân sự.

Câu hỏi: Chào luật sư! Tôi có vụ kiện tranh chấp thừa kế đã qua 2 cấp đến cấp Giám đốc thẩm đã đưa ra quyết định hủy toàn bộ, về sơ thẩm xét xử lại.

Hiện nay đã qua sơ thẩm tôi kháng cáo tòa cấp cao ra quyết định xét xử phúc thẩm nhưng trong hôi đồng xét xử phúc thẩm có tên thẩm phán đã xét xử lần 1 bị hủy (thẩm phán đã xét xử phúc thẩm lần 1 bị hủy, nay có trong hội đồng xét xử phúc thẩm lần 2) có đúng pháp luật hay không? Nếu không thì phải làm cách nào để tòa phúc thẩm thay đổi thẩm phán khác ?Xin luật sư tư vấn giùm tôi, cám ơn luật sư.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Vì tranh chấp của bạn là tranh chấp về thừa kế, nên chúng tôi xác định tranh chấp này được giải quyết theo thủ tục Tố tụng Dân sự. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định về vấn đề này như sau:

"Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

...

14. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này."

Do vậy, khi có đủ căn cứ để yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, thì bạn với tư cách là đương sự có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người tiến hành hành tố tụng – mà ở đây là Thẩm phán để đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ việc của mình.

Điều 53. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.

2. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.

3. Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

4. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

Do vậy, trong trường hợp Thẩm phán này đã tham gia giải quyết vụ việc của bạn ở cấp phúc thẩm lần thứ nhất và nay lại tham gia xét xử phúc thẩm lần thứ hai thì bạn có thể căn cứ vào quy định tại khoản 3 – Điều 53 – Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 để yêu cầu thay đổi Thấm phán xét xử phúc thẩm cho vụ việc của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo