Luật sư Trần Khánh Thương

Thay đổi họ tên cho con khi con dưới 14 tuổi như thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính gửi văn phòng luật Minh Gia. Tôi có một số thắc mắc không rõ trong luật thay tên đổi họ. Nên tôi rất mong được văn phòng tư vấn và giải đáp những thắc mắc của tôi. Vợ sắp cưới của tôi đã từng kết hôn nhưng không hạnh phúc vì mâu thuẫn gia đình và đã ly hôn khi cô ấy mới sinh bé được 2 tháng đến nay là được sáu năm rồi.

 

Khi ra toà ly hôn toà chỉ định quyền nuôi con thuộc về cô ấy và chồng cũ phải có trách nhiệm đóng góp nuôi con. Nhưng anh ta không 1 lần nào đóng góp và chăm hỏi con cái suốt 6 năm đó. Cô ấy và chồng cũ cũng không bao giờ liên lạc với nhau. Nhưng con cô ấy lại trùng tên với 1 thành viên đã mất trong gia đình tôi. Điều này đã làm các thành viên khác trong gia đình tôi rất bức xúc khó chịu. Vậy chúng tôi muốn thay tên đổi họ cho cháu có cần phải văn bản đồng ý của chồng cũ cô ấy không. Tôi rất mong được sự giải đáp và tư vấn của văn phòng luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Nếu việc sử dụng cái tên, gây nhầm lẫn ảnh hưởng tời quyền, lợi ích hợp pháp của người đó thì có thể yêu cầu đổi tên: 

 

Trình tự, thủ tục thay đổi tên cho con khi con dưới 14 tuổi

 

Thay đổi họ, tên cho con thực hiện thế nào?

 

Nếu anh  nhận người con riêng của vợ là con nuôi thì anh có thể tham khảo bài viết sau: Có được thay đổi họ tên theo họ của cha mẹ nuôi hay không?​

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

================

Quyền của con đối với tài sản của bố mẹ

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính gởi công ty Luật Minh Gia.Tôi muốn tư vấn về vấn đề phân chia tài sản rất mong sự hỗ trợ của quý công ty,tôi xin chân thành cảm ơn. Vấn đề tôi muốn được tư vấn như sau: -Gia đình tôi có 4 anh em. -Bố mẹ tôi sở hữu căn nhà có diện tích sử dụng là 157m.Năm 2007 bố mẹ tôi có tách riêng cho anh cả tôi :69,21m.Đã làm sổ riêng.Nhưng ko có sự đồng thuân của mấy anh em.Đến nay 3 anh em chúng tôi mới biết anh cả tự ý cắt nhiều(bố mẹ tôi cũng đinh ninh là chỉ cắt đủ để anh cả làm nhà khoảng 36m). -Nay xin cho tôi hỏi,nếu đã cắt sổ riêng cho anh cả chỉ có chữ kí của cha mẹ nhưng ko có sự đồng thuân của mấy anh em tôi vậy anh em tôi có thể can thiệp lại được ko vì bây giờ anh cả đang định bán nhà.Nếu bán nhà thì mẹ tôi và em út ko có chỗ ở vì đang sống và sinh hoạt trên phần đất của anh cả. Kính mong sự hỗ trợ của quý công ty,tôi xin chân thành cảm ơn

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Nếu phần đất trên là tài sản riêng của bố mẹ anh/chị thì việc bố mẹ chuyển nhượng cho anh trai không cần sự đồng ý của anh/chị. Nếu phần đất trên là tài sản chung của gia đình thì việc chuyển nhượng bắt buộc phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ khẩu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 

===================

Thủ tục khi mẹ tặng cho con quyền sử dụng đất

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Bố mẹ vợ tôi có 01 mảnh đất diện tích 300m2 muốn cho con gái( vợ tôi ) một nửa với diện tích là 150m2 thì tôi phải làm thủ tục những gì . Bố vợ tôi hiện tại đã mất chỉ còn mẹ vợ tôi và 2 người con trai nữa . mẹ vợ tôi đồng ý cho và các anh em của vợ tôi cũng đồng ý và không có ý kiến gì .mảnh đất này đã được cấp sổ đỏ , không tranh chấp với ai, và mảnh đất này không thuộc trường hợp kê biên. vậy tôi phải làm thế nào .

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Trình tự, thủ tục tặng cho con quyền sử dụng đất

 

Trình tự, thủ tục khi bố mẹ tặng cho con quyền sử dụng đất


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

==================

Xác định lại dân tộc cho con theo cha đẻ

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn: tôi có một vấn đề cần hỏi luật,  tôi năm nay 20 tuổi tôi nhận ra bố hiện tại không phải bố đẻ của tôi . một thời gian sau tôi phát hiện ra bố đẻ của tôi , tôi đã xác định ADN thì cho biết đúng là  bố đẻ của tôi . bố đẻ tôi đồng ý nhận tôi . vậy cho tôi hỏi tôi nhận lại cha đẻ cần thủ tục gì , nếu nhận được thì hồ sơ của tôi và việc xác định lại dân tộc có được theo bố đẻ không . tôi xin chân thành cảm ơn 

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

- Thứ nhất, Thủ tục yêu cầu Tòa án xác định cha con

 

Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

 

* Hồ sơ xác định cha mẹ con:

 

- Đơn yêu cầu xác định lại cha cho con;

 

- Giấy tờ tùy thân của người có yêu cầu( CMTND, sổ hộ khẩu- bản sao chứng thực);

 

- Giấy khai sinh của đứa con( bản sao chứng thực).

 

Bạn làm hồ sơ rồi gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh/chị  hoặc nơi người cha ruột đang cứ trú để yêu cầu giải quyết.

 

Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định Quyền xác định lại dân tộc :

"1. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ.

2. Người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau đây:

a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là ai."

 

Theo quy định, anh/chị 20 tuổi (đã thành niên) có quyền yêu cầu xác định lại dân tộc theo dân tộc của người cha đẻ của mình. Do đó, khi có quyết định của Tòa án nhân dân công nhân quan hệ cha con giữa anh/chị và người cha ruột thì anh/chị có thể tới UBND quận/ huyện ( cấp trên trực tiếp của UBND xã  nơi trước đây đăng kí khai sinh) làm thủ tục thay đổi dân tộc.

 

*Hồ sơ yêu cầu xác định lại dân tộc theo cha đẻ

 

- Tờ khai( theo mẫu);

 

- Giấy khai sinh;

 

- Giấy tờ làm căn cứ yêu cầu thay đổi( quyết định công nhận quan hệ cha con của Tòa án).

 

Trong thời hạn 3 ngày làm việc từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ thì cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ trả kêt quả ( trường hợp cần xác minh thì gia hạn thêm 3 ngày)

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

 

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo