Luật sư Trần Khánh Thương

Thẩm quyền ký kết hợp đồng đặt cọc

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Em có tình huống về thẩm quyền ký hợp đồng đặt cọc không biết giải quyết thế nào mong luật sư tư vấn giúp ạ. gia đình ông L hiện đang ở số nhà . Căn nhà có nguồn gốc là của bà Sơn được thừa kế từ cha mẹ. Bà S đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2004. Tháng 1/2016, bà S ủy quyền cho ông L sử dụng căn nhà.

 

Tháng 12/2016, bà H muốn mua lại căn nhà này nên đã đặt cọc trước số tiền là 50 triệu đồng với ông L. Hai bên dự định sẽ kí hợp đồng mua bán vào tháng 3/2016. Tuy nhiên sau đó vì không yên tâm với hợp đồng ủy quyền, cho rằng ông L thực ra không phải là chủ sử dụng đất nên bà Ho không muốn làm hợp đồng mua bán nữa và đòi lại số tiền cọc 50 triệu đồng

1/ Hợp đồng ủy quyền giữa Bà S- ông L, hợp đồng đặt cọc và hợp đồng mua bán giữa ông L- bà H có là các hợp đồng hợp pháp không?

2/ Bà H có thể đòi lại số tiền đặt cọc 50 triệu đồng không? Cảm ơn Luật sư ạ.

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về hợp đồng ủy quyền giữa bà S và ông L.

 

Việc xét hợp đồng hợp pháp hay không phải dựa trên nội dung hợp đồng. Cụ thể về chủ thể ký kết hợp đồng, nội dung hợp đồng, hình thức hợp đồng...Theo thông tin bạn cung cấp, bà Sơn là chủ sở hữu quyền sử dụng đất, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà Sơn. Bà Sơn viết giấy ủy quyền cho ông Lâm sử dụng đất. Ở đây là hợp đồng ủy quyền sử dụng đất, hợp đồng này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Nếu nội dung hai bên thỏa thuận không trái quy định thì hợp đồng này hợp pháp.

 

Thứ hai, về hợp đồng đặt cọc.

 

Đặt cọc được quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

 

“ 1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”

 

Bản chất, ông L chỉ được ủy quyền sử dụng đất, không đươc ủy quyền thay mặt bà S chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, việc này không đồng nghĩa với hợp đồng đặt cọc vô hiệu. Bởi lẽ, hợp đồng đăt cọc mục đích chỉ là để các bên cam kết giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Ông L không phải chủ sở hữu nhưng có thể có các biện pháp đảm bảo giữa giao kết với bà H, chỉ cần ông L đảm bảo được giao kết và nội dung không trái quy định thì hợp đồng đặt cọc vẫn có hiệu lực.

 

Thứ ba, bà H có đòi đươc tiền không?

 

Trường hợp này, chưa có căn cứ hợp đồng đặt cọc vô hiệu nên chưa đến thời hạn thực hiện bà H chưa thể đòi lại số tiền đặt cọc này. Bà H có thể chờ đến thời điểm giao kết hợp đồng, nếu ông L không thể ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp thì bà Hoa có thể yêu cầu trả tiền đặt cọc đồng thời yêu cầu phạt cọc do vi phạm hợp đồng đặt cọc.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thẩm quyền ký kết hợp đồng đặt cọc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo