Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế

Tôi là một Việt kiều. Gia đình tôi ở Việt Nam có chuyện rắc rối tranh chấp để chia căn nhà do cha mẹ tôi để lại. Ở Việt Nam tôi còn một người chị gái và hai em trai, nhưng các em tôi có những hành động không đúng làm chị tôi buồn phiền. Vụ việc này cũng đã được ủy ban nhân dân phường hòa giải nhiều lần nhưng không thành. Nay chị tôi muốn thưa ra tòa án phân xử. Vậy xin cho biết chị tôi phải gửi đơn tới tòa án nào? Việc tôi không còn quốc tịch Việt Nam có ảnh hưởng gì không?

 

>> Luật sư tư vấn giải quyết tranh châp thừa kế, gọi: 19006169

 

Trả lờiCảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo những thông tin bạn cung cấp, hiện bạn cùng chị em của bạn đang có tranh chấp trong việc thừa kế tài sản cha mẹ các bạn để lại.

 

Thứ nhất, về thẩm quyền tòa án theo cấp

 

Khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

 

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

 

Đồng thời, Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng đươc thể hiện tại Điều – Bộ luật này:

 

Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

 

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

 

Như vậy, tuy bạn ở nước ngoài, nhưng theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, vụ tranh chấp quyền thừa kế của gia đình bạn vẫn được Tòa án Việt Nam thụ lý. Vụ việc tranh chấp quyền thừa kế của gia đình bạn sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý và giải quyết.

 

Thứ hai, về thẩm quyền theo lãnh thổ:

 

Tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:

 

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

 

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

 

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

 

Như vậy, trong trường hợp của gia đình bạn, tuy đối tượng tranh chấp là bất động sản nhưng đây được xác định là tranh chấp về quyền thừa kế - tranh chấp dân sự. Do vậy, Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết là Tóa án nhân dân cấp tỉnh nơi một trong các bị đơn cư trú hoặc nơi cư trú của chính người gửi đơn nếu có thỏa thuận của các đương sự về việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

 

Trân trọng

P. tư vấn -  Công ty Luật Minh Gia

Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan

>>  Tư vấn pháp luậtqua Email

>>  Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp

>>  Dịch vụ luật sư tham gia tố tụng tại tòa án

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo