Luật sư Việt Dũng

Tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau đó chuyển ngành có được hưởng chế độ theo quyết định 68/2011/QĐ - TTG

Luật sư giải đáp thắc mắc về việc xét đối tượng hưởng chế độ theo quyết định 68/2011/QĐ - TTG của đối tượng tham gia bảo vệ tổ quốc. Nội dung tư vấn như sau:

 

Em xin chào các anh/chị trong bộ phận tư vấn Luật Gia Minh, Em có một vấn đề mong được các anh/chị giúp đỡ và giải đáp ạ. Bố em sinh năm 1957 đã tham gia phục vụ trong Quân đội , tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về nước Bố em được chuyển ngành tiếp tục làm việc tại các Công ty cho đến cuối năm 1997 thì có quyết định thôi việc vì Công ty bị phá sản với tổng thời gian đóng góp cho Quân đội và Công ty là 17 năm nhưng Bố em không được nhận bất kỳ chế độ nào. Sau khi tìm hiểu trên trang Pháp luật em có thấy nghị quyết số 62/2011/QĐ-TTG, vậy anh/chị cho em hỏi Bố em có đủ điều kiện được hưởng các chế độ trợ cấp hàng tháng theo nghị quyết không ạ? Em rất mong các anh chị giúp đỡ ạ. Em xin chân thành cảm ơn!  

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

 

Căn cứ cứ theo quy định tại khoản 2 điều 1 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT – BQP – BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quyết định số 62/2011/QĐ – TTG về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc thì đối tượng áp dụng của nghị định này gồm:

 

2. Đối tượng áp dụng

 

a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, bao gồm cả lực lượng công an nhân dân vũ trang, bộ đội Biên phòng qua các thời kỳ (gọi chung là quân nhân), người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có dưới 20 năm phục vụ trong quân đội, cơ yếu, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

- Đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 01 tháng 4 năm 2000;

 

- Thương binh đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 01 tháng 4 năm 2000; thương binh nặng đang điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý hoặc đã về gia đình;

 

- Chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; đã có quyết định chuyển ngành trước ngày 01 tháng 4 năm 2000 nhưng không thực hiện được hoặc đã về địa phương mà chưa giải quyết chế độ;

 

- Phục viên, xuất ngũ đi lao động hợp tác quốc tế hoặc được cử đi lao động hợp tác quốc tế về nước đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 01 tháng 4 năm 2000.

 

b) Công nhân viên chức quốc phòng, công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành (gọi chung là cán bộ, công nhân viên chức) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng.

 

Như vậy đối với những người đã tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sẽ được hưởng trợ cấp theo quyết định 62/2011/QĐ – TTG chỉ khi đáp ứng điều kiện trên, nếu là chuyển ngành thì sẽ phải thôi việc trước 1/1/1995 hoặc có quyết định chuyển ngành nhưng không thực hiện hoặc về địa phương và chưa được giải quyết chế độ . Đối chiếu với với trường hợp của “bố bạn đã tham gia phục vụ trong Quân đội , tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về nước  được chuyển ngành tiếp tục làm việc tại các Công ty cho đến cuối năm 1997 thì có quyết định thôi việc vì Công ty bị phá sản” nếu từ thời điểm trước năm 2000 bố bạn về địa phương mà chưa được bất kì một chế độ hay chính sách nào thì khi này bố bạn vẫn có đủ điều kiện để được giải quyết chế độ theo quyết định này.

 

Để được giải quyết chế độ bố bạn sẽ làm hồ sơ xét hưởng chế độ theo quy định tại điều 6, điều 7 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT – BQP- BLĐTBXH bao gồm các loại giấy tờ chứng minh như sau:

 

Giấy tờ làm căn cứ xét duyệt hưởng chế độ

 

a) Giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc, gồm:

 

- Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc hoặc hết nhiệm vụ hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi lao động hợp tác quốc tế;

 

- Phiếu lập sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành;

 

- Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật;

 

- Lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ công chức, viên chức, lý lịch cán bộ hoặc bản trích yếu 63 đối với sĩ quan, phiếu quân nhân; lý lịch đi lao động ở nước ngoài; lý lịch đảng viên; sổ bảo hiểm xã hội (nếu có);

 

Các giấy tờ gốc nêu trên bao gồm bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền.

Điều 7. Trách nhiệm và trình tự thực hiện

 

1. Đối với đối tượng hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần)

 

- Làm bản khai theo mẫu quy định;

 

- Nộp cho Trưởng thôn, xóm, ấp, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú các giấy tờ sau:

 

+ Đối với đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, gồm: 01 bản khai cá nhân theo mẫu 1A (bản chính); một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền), đủ yếu tố chứng minh đúng đối tượng, đủ điều kiện hưởng chế độ và thời gian công tác của bản thân.

 

+ Đối với đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp một lần, gồm: 01 bản khai theo mẫu 1B hoặc 1C (bản chính); một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền, nếu có).

 

- Nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú theo thời gian quy định.

Khi này đối với các loại giấy tờ, trình tự thực hiện sẽ thực hiện theo đúng các quy định tại thông tư này sau đó gửi đến các cơ trên để được xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Hà Tuyền . - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo