LS Thanh Hương

Tài sản không còn khi mở thừa kế thì di chúc còn hiệu lực k?

Luật sư tư vấn về trường hợp Tài sản không còn khi mở thừa kế thì di chúc còn hiệu lực k?Nội dung trả lời tư vấn như sau:

 

Nội dung tư vấn: Chào luật sư,Em có một số thắc mắc về tài sản trước hôn nhân như sau: Bố mẹ em đã làm di chúc 2 căn nhà cho riêng 2 chị em của em từ năm 2010 (hiện tại bố mẹ em còn rất khỏe). Chị và em đã lập gia đình.Nay bố mẹ em giao 1 căn nhà cho chị và anh rể xây cất lại và sang tên luôn cho chị em.Về phía em, sau khi kết hôn, chồng em xin nhập hộ khẩu vào hộ khẩu nhà em. Vậy luật sư có thể cho em hỏi : Bản di chúc của bố mẹ em sau khi đã sang tên 1 căn nhà cho chị em có còn hiệu lực hay không? Bố mẹ em có phải làm lại 1 bản di chúc mới để tránh tranh chấp không mong muốn xảy ra sau này với 2 chị em không? Hay bản di chúc cũ vẫn được (Vì em không muốn chồng em biết sẽ khó nói và em có cần làm cam kết là không tranh chấp gì với căn nhà mà anh chị em đã xây dựng không?) Nếu em và chồng ly hôn thì chồng em có nhận được tài sản gì không ạ? Rất mong nhận dược sự tư vấn của luật sư.Em cám ơn.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia! trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

 

Thứ nhất:Bản di chúc của bố mẹ bạn sau khi đã sang tên một căn nhà cho chị bạn sẽ có hiệu lực một phần. 

 

+Phần ngôi nhà mà bố mẹ bạn đã tặng cho chị của bạn sẽ không còn hiệu lực  vì nó đã được tặng cho chị bạn hợp pháp.

 

+phần di chúc định đoạt về ngôi nhà còn lại vẫn còn hiệu lực pháp luật căn cứ tại Khoản 3 Điều 643 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:

 

Điều 643. Hiệu lực của di chúc.

 

“…3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực…”

 

Thứ hai, Như đã nêu trên, Bản di chúc của bố mẹ bạn vẫn còn hiệu lực một phần đối với ngôi nhà bố mẹ bạn đang sở hữu. Đối với ngôi nhà đã sang tên cho chị bạn sẽ không có hiệu lực pháp luật khi chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, để tránh trường hợp tranh chấp thì Bố mẹ bạn nên sửa đổi, bổ sung di chúc để định đoạt phần tài sản hiện tại cho bạn hay cho chị bạn. Tránh trường hợp, khi bố mẹ bạn chết, xảy ra tranh chấp giữa 2 chị em khi chia di sản thừa kế.

 

Thứ ba, Khi bạn và chồng bạn ly hôn thì chồng bạn sẽ không được chia phần tài sản riêng của bạn Vì căn cứ tại Khoản 1 Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình. Bạn cũng có thể tham khảo quy định về Tài sản riêng cụ thể tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm:

 

Điều 44. Chiếm hữu sử dụng, định đoạt tài sản riêng.

 

"1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.."

 

Điều 43. Tài sản riêng của vợ chồng:

 

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

 

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng!

CV. Mai Nam- Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo