LS Vy Huyền

Tài sản kê biên thuộc sở hữu chung giải quyết thế nào?

Luật sư tư vấn về vấn đề: Bố mất có để lại tài sản chung là mảnh đất. Sau đó mẹ thế chấp mảnh đất để đi vay tài sản để vay. Nay Tòa án tiến hành cưỡng chế tài sản để thi hành án vậy việc chia tài sản như thế nào? Án phí nộp ra sao? Nghĩa vụ thanh toán trả nợ như thế nào? Giải quyết các vấn đề có liên quan.

 

Nội dung tư vấn: Em chào luật sưEm có 1 số câu hỏi rất mong dc luạt sư giải đáp ạ.Vào năm 2007 ba mẹ em có mua 1 mảnh đất tổng diện tích là 234m vuông. Cả ba mẹ cùng đứng tên chủ sở hữu nhưng đến 2008 ba em qua đời, sau đó mẹ em đã thế chấp sổ vay tiền( người nhận thế chấp là người cho vay nặng lãi ko fai ngân hàng)đến 2011 do mẹ làm ăn thất bại mẹ ko đủ khả năng trả nợ nên chủ nợ đã kiện mẹ ra tòa.( chủ nợ gồm 3 người og khanh, bà nhật, ông thái trong đó mẹ e chỉ thế chấp sổ cho 1 mình ông thái 2 người còn lại chỉ vay tiền giao dich qua miệng ko hề thế chấp gì). Vụ việc chưa được giải quyết xong, Hôm nay gia đình em đi kiểm tra đất thì mảnh đất đó đã dc xây dựng nhà ở. Sau khi đến ủy ban xã tìm hiểu thì dc trả lời đất nằm trong viện quy hoạch nên nhà nuóc đã lấy đất mà ko hề thông báo cho mẹ em là chủ sở hữu đất.Sau khi mẹ em đi tới đi lui nhiều lần chính quyền địa phương mới báo đền bù là 178 trịu. Họ không đưa số tiền đó cho gia đình em mà lại đưa cho phí tòa án. Sau đó tòa án lại lấy 57 triệu của tổng 178 triệu số tiền đền bù giao lại cho bà nhật chủ nợ( trong khi sổ thế chấp cho ong thái mà tòa án lại trả cho bà nhật) số tiền còn lại là 123 triệu tòa án lại chia làm 2 của mẹ 50% và ba 50%( 50% của ba chia đều cho 4 người con và mẹ)50% của mẹ tòa cũng giữ và lấy luôn 1 phần của mẹ đc thừa kế trong 50% của ba để lại họ báo lấy số tiền đó nọp vào tiền án phí như vậy có đúng ko ạ. Tại sao họ ko lấy 178 triệu đê chia đôi mà lai trích 57 trịu trả cho bà nhật rồi mới lấy số tiền còn lại chia như vậy có hợp lệ chưa. Em xin tóm tắt lại những câu hỏi luạt sư giải đáp giúp em ạ.

Hỏi: 1. Nhà nước quy hoạch mà không báo trước cho chủ đất có đúng không? 2. Nhà nước không giao tiền đền bù cho chủ đất mà giao tiền cho Tòa án có đúng không? 3. Tòa án trích 57 triệu trả cho bà nhật mà không phải ông thái người trực tiếp nhận thế chấp đúng hai sai? 4. Tòa án không lấy 178 triệu để chia cho mẹ và các con của ba mà chỉ lấy số tiền còn lại 123 triệu sau khi trả cho bà nhật xong mới chia như vậy đúng không? 5. Tòa án yêu cầu mẹ em nộp Tiền án phí với số tiền 61 triệu đúng không ạ.(người đưa đơn kiện nộp hay người bị kiện nộp)Trên đây là các vấn đề thắc mắc của em rất mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư.Em xin chân thành cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Về việc nhà nước thu hồi đất không thông báo đến chủ sở hữu của mảnh đất:

 

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 67 và Khoản 1 Điều 69 Điều Luật đất đai năm 2013 có quy định như sau:

 

Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm...
 

Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi".

 

Đối với trường hợp của bạn, thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện mới có thẩm quyền thu hồi đất. Và việc thu hồi đất phải được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và được niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Sau đó, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản đối với phương án bồi thường đối với gia đình bạn. Việc Uỷ ban nhân dân xã không thông báo cho gia đình bạn về việc thu hồi đất là không đúng quy định của pháp luật.

 

Do đó, nếu gia đình bạn bị thu hồi đất mà không được báo trước hay không nhận được quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường thì gia đình bạn có thể làm đơn khiếu nại lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện để được giải quyết.

 

Về việc cơ quan thi hành án tiến hành cưỡng chế tài sản để thực hiện nghĩa vụ:

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 114 về Các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

...

6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

 

7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

 

8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

 

9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.

 

10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.

 

11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

 

12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.

...

17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định.

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 71 về Biện pháp cưỡng chế thi hành án của Luật thi hành án năm 2008

 

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

 

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

 

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

 

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

 

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

 

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

 

Đối với trường hợp của bạn, cơ quan thi hành án có quyền kê biên, xử lý tài sản của bạn khi được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

 

Về việc Tòa án trả tiền cho bà Nhật mà không trả tiền cho ông Thái trước:

 

Do bạn không cung cấp rõ hồ sơ tài liệu có liên quan đến vụ án dân sự cho nên không thể xác định được tại saoTòa án lại trả tiền cho bà Nhật mà không trả lại tiền cho ông Thái trước trong khi gia đình bạn thế chấp tài sản cho ông Thái.

 

Về việc Tòa án trả tiền cho bà Nhật và phân chia tài sản còn lại cho các thành viên còn lại trong gia đình:

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 74 về Xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án của Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau:

1. Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. 

Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏa thuận không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. 

Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. 

Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án. 

2. Tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung được xử lý như sau: 

a) Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án; 

b) Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ. 

3. Chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung. 

Trước khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung, Chấp hành viên thông báo và định thời hạn cho chủ sở hữu chung mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định trong thời hạn 03 tháng đối với bất động sản, 01 tháng đối với động sản; đối với những lần bán tài sản tiếp theo thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. 


Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn ưu tiên mà chủ sở hữu chung không mua tài sản thì tài sản được bán theo quy định tại Điều 101 của Luật này.

 

Đối với trường hợp này của bạn, do bố của bạn mất, mẹ bạn mới thức hiện giao dịch vay mượn tài sản do đó nghĩa vụ trả nợ chỉ lấy tài sản riêng của mẹ bạn để tiến hành thanh toán thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Do bố bạn mất, đây lại là tài sản chung cả vợ chồng theo nguyên tắc tài sản này sẽ chia đôi theo quy định của Luật hôn nhân gia đình. Tài sản của bố bạn là 50% giá trị tài sản, tài sản của mẹ bạn là 50% giá trị tài sản. Do bố bạn mất không để lại di chúc do đó 50% giá trị tài sản của bố bạn sẽ được chia điều cho 5 người bao gồm: 4 người con và mẹ bạn. Do vậy, đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án do đó khi tiến hành kê biên tài sản thi hành án cơ quan thi hành án chỉ có thể kê biên tài sản riêng của mẹ bạn để thực hiện nghĩa vụ.

 

Đối với trường hợp này, nếu như đã có bản án sơ thẩm của Tòa án thì bạn có thể làm kháng cáo lên cấp phúc thẩm để yêu cầu giải quyết về vấn đề chia lại tài sản chung khi thực hiện nghĩa vụ vay mượn tài sản.

 

Về việc Tòa án yêu cầu mẹ bạn nộp 61 triệu tiền án phí: Do bạn không cung cấp thông tin tài liệu rõ ràng cho nên không thể xác định được mẹ bạn nộp 61 triệu tiền án phí có chính xác hay không. Do đó bạn có thể tham khảo: https://luatminhgia.com.vn/nghia-vu-nop-tien-tam-ung-an-phi-dan-su-so-tham-va-muc-tam-ung-an-phi-le-phi-toa-an-.aspx

 

Trân trọng.
 

Phòng Luật sư tư vấn dân sự - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo