Nguyễn Thu Trang

Tài sản đang thế chấp có được chuyển nhượng?

Trong thời đại hội nhập và phát triển kinh tế như hiện nay, việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật về thế chấp tài sản nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là việc làm cần thiết, đặc biệt trong trường hợp chuyển nhượng tài sản thế chấp.

1. Luật sư tư vấn về vấn đề thế chấp

Thế chấp tài sản là một chế định pháp luật quan trọng trong việc bảo đảm giao dịch dân sự và thúc đẩy sự phát triển của giao dịch dân sự. Bên cạnh đó, việc áp dụng các văn bản pháp luật về các biện pháp bảo đảm, trong đó có thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung và thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay nói riêng vẫn còn một số vướng mắc, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Bộ luật Dân sự 2015 ra đời đã khắc phục được những điểm còn hạn chế của Bộ luật Dân sự 2005 về vấn đề thế chấp tài sản. 

Với tình hình thực tế hiện nay, thế chấp là biện pháp bảo đảm được sử dụng rất phổ biến bởi rất nhiều ưu điểm: không chuyển giao tài sản, đáp ứng một cách linh hoạt lợi ích của các bên chủ thể, có thể chuyển nhượng tài sản thế chấp cho bên thứ ba,...

Trong trường hợp chuyển nhượng tài sản thế chấp, cần tuân thủ những điều kiện gì? Trình tự, thủ tục như thế nào? Có rủi ro pháp lý gì không?... Nếu bạn đang gặp thắc mắc về những vấn đề trên, hãy gọi cho Luật Minh Gia theo số điện thoại tổng đài trực tuyến 1900.6169 để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn kịp thời và cung cấp những căn cứ pháp lý cho bạn.

2. Chuyển nhượng tài sản thế chấp

CÂU HỎI TƯ VẤN: Thưa luật sư , xin cho e hõi em có vậy của ngân hàng 1 số tiền là tiền thế chấp tài sản mua trả góp 1 xe oto, và thế chấp chính xe oto đó và có kèm theo 1 khoản vây tín chấp trên dựa trên hợp đồng xe oto. Trong thời gian trả nợ e có sang nhượng xe oto cho người trong nhà , nhưng trong thời gian người đó sữ dụng xe không chiu đóng tiền đầy đu cho ngân hàng. Khi e biết được là lúc ngân hàng gọi báo thu hồi nợ và em đã làm việc với người đang sử dụng xe để lấy xe về. Em đã gọi lên tổng đài đễ cố gắng giải quyết và hợp tác 1 cách tốt nhất để đảm bảo cho khoản vay cũa ngân hàng và cho tài sản thế chấp cũa em bằng cách là đóng toàn bộ tiền phạt , gốc trễ hạn, lãi trễ hạn đến thời điểm hiện tại. Nhưng ngược lại em không được sự hợp tác từ phía ngân hàng, phía ngân hàng 1 mực đòi thu hồi tài sản, em đã nộp  tổng số tiền 90 triệu đồng mà tổng đài đã báo gốc quá hạn và lãi quá hạn của 2 khoản vayy thế chấp và tín chấp. Em nộp vào, ngân hàng chỉ trừ toàn bộ vào tiền gốc mà không trừ lãi ,dù cho tiền gốc quá hạn của 2 khoản chỉ có 55tr đồng, vẫn để lãi quá hạn và trừ tất cả vào tiền nợ gốc tổng số tiền em nộp vào là 90 triệu đồng, để thanh toán gốc và lãi quá hạn đều bị trừ vào gốc và khi bên ngân hàng gọi báo em về việc trừ tất cả số tiền vào nợ gốc không trừ lãi và em đã không đông ý về cách làm đó em đã yêu cầu trừ tất cả lãi và gốc quá hạn nhưng ngân hàng vẫn làm theo ý của họ thêm nữa em còn bị phía ngân hàng hăm dọa sẽ khởi kiện em về phần lãi quá hạn nếu không đồng ý giao xe cho ngân hàng và sẽ phát mãi luôn nhà cửa của em để thu hồi nợ. Trong những lời hăm dọa cũa phía ngân hàng đe dọa có khá nhiều tính chất cá nhân hóa vấn đề . Mong luật sư hướng dẫn giuúp em về cách giải quyết tốt nhất ạ 

TRẢ LỜI: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, tại Điều 317 quy định về thế chấp tài sản như sau:

“1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

Nghĩa vụ của bên thế chấp được quy định tại Khoản 8 Điều 320 bao gồm: “Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.”

Đối chiếu với Khoản 5 Điều 321 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.”

Theo như thông tin bạn cung cấp, trong thời gian thế chấp chiếc xe, bạn đã chuyển nhượng chiếc xe này cho bên thứ ba. Căn cứ theo quy định trên, việc chuyển nhượng chiếc xe này phải được sự đồng ý của ngân hàng, như vậy nếu bạn chuyển nhượng xe cho người khác mà không được sự đồng ý của ngân hàng là trái quy định của pháp luật. Mặt khác, khi ngân hàng đã đồng ý cho bạn chuyển nhượng thì ba bên bao gồm ngân hàng, bạn và người nhận chuyển nhượng sẽ phải lập văn bản thỏa thuận, trong đó nêu rõ nghĩa vụ trả gốc và lãi của các bên.

Việc xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”

Như vậy, theo quy định trên, khi đến hạn mà bạn không trả được gốc lãi  thì ngân hàng có quyền yêu cầu bạn giao xe cho ngân hàng để thực hiện việc thu hồi nợ hoặc phía ngân hàng có quyền khởi kiện yêu cầu kê biên tài sản của bạn để đảm bảo nghĩa vụ đối với hợp đồng tín dụng này.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo