Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Sửa đổi - Bổ sung nội dung đơn khởi kiện thực hiện thế nào?

Nguyên đơn có được bổ sung đơn khơi kiện sau khi đã nộp đơn cho tòa án nhân dân có thẩm quyền hay không? Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện là như thế nào? Hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện? … Luật Minh Gia giải đáp các thắc mắc này như sau:

1. Luật sư tư vấn về sửa đổi, bổ sung nội dung đơn trong tố tụng dân sự

Sửa đổi, bổ sung nội dung đơn khởi kiện là quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự khi nhận thấy đơn khởi kiện không đây đủ hoặc không đúng về các nội dung. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy trình, thủ tục và hệ quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự.

Nếu bạn đang có thắc mắc về về quy định pháp luật  về sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, hãy gửi câu hỏi của mình qua Email của Luật Minh Gia hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169 để được các Luật sư, chuyên viên tư vấn giải đáp nhanh chóng các thắc mắc của bạn như:

- Quyền sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

- Các trường hợp sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

- Hệ quả pháp lý khi nguyên đơn tiến hành sửa đổi, bổ sung đơn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các thông tin mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm các căn cứ pháp lý và đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Hỏi về sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung đơn khởi kiện quy định tại Điều 169 của Bộ luật tố tụng dân sự và theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, nội dung cụ thể như sau:

1. Khi nhận đơn khởi kiện hoặc sau khi nhận đơn khởi kiện, xét thấy đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật tố tụng dân sự, thì tuỳ theo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện mà Toà án yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong một thời hạn do Toà án ấn định, nhưng không quá ba mươi ngày, kể từ ngày người khởi kiện nhận được văn bản của Toà án yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể gia hạn thêm, nhưng không quá mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn do Toà án ấn định nêu trên.

2. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện phải được làm bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện biết để họ thực hiện. Văn bản này có thể được giao trực tiếp hoặc gửi cho người khởi kiện qua bưu điện. Việc giao hoặc gửi này phải có sổ theo dõi.

3. Thời gian thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện. Ngày khởi kiện vẫn được xác định là ngày nộp đơn khởi kiện, nếu người khởi kiện nộp trực tiếp tại Toà án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi, nếu đơn khởi kiện được gửi qua bưu điện.

4. Sau khi người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Toà án, thì Toà án tiếp tục việc thụ lý vụ án theo thủ tục chung quy định tại Điều 171 của Bộ luật tố tụng dân sự. Nếu hết thời hạn do Toà án ấn định mà người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Toà án, thì Toà án căn cứ vào khoản 2 Điều 169 của Bộ luật tố tụng dân sự tòa án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ.

yeu-cau-sua-doi-bo-sung-don-khoi-kien-jpg-24092014115940-U1.jpg

Sửa đổi, bổ sung nội dung đơn khởi kiện vụ án Dân sự

5. Trường hợp trong đơn khởi kiện không ghi đầy đủ cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện; tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì Toà án yêu cầu người khởi kiện ghi đầy đủ và đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu người khởi kiện không thực hiện, thì Toà án căn cứ vào khoản 2 Điều 169 của Bộ luật tố tụng dân sự trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ mà không được thụ lý vụ án. Việc Toà án thụ lý vụ án để sau đó ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do “chưa tìm được địa chỉ của bị đơn” là không đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, vì đây không phải là một trong những trường hợp Toà án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự. Toà án cũng không được tự mình tiến hành thông báo tìm người bị kiện, vì đây là nghĩa vụ của đương sự.

6. Đối với trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện có ghi đầy đủ cụ thể và đúng địa chỉ của người bị kiện, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự, hướng dẫn tại Điều 5 của Nghị quyết này và Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết này nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho người khởi kiện, cho Toà án, nhằm mục đích giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện, thì được coi là trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ. Toà án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

7. Nếu người khởi kiện không biết hoặc ghi không đúng địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để ghi trong đơn khởi kiện, thì họ phải thực hiện việc tìm địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo