Nguyễn Ngọc Ánh

Sang tên nhà đất thừa kế có cần chữ ký của mẹ và anh chị em không?

Chào luật sư cho tôi hỏi về việc sang tên nhà đất thừa kế khi bố mất có cần chữ ký của mẹ và anh chị em không, nội dung như sau: Gia đình tôi có ba anh em, chị tôi đã lấy chồng a tôi đã có vợ. Ba tôi mới mất anh tôi hiện tại muốn làm chủ gia đình nên thay đổi chủ ho khẩu và thay đổi ten trong sổ đỏ đất đai. A tôi muốn khi thay xong sẽ tự quyền bán đất vì anh ta muốn bán mà không được.

 

Hiện tại tôi vẫn còn mẹ và tôi con gái ut chưa lap gia đình. Cho tôi hỏi trong trường hop thay đổi sổ đỏ a tôi đứng tên thì khi bán đất đai có cần chữ kí của mẹ và tôi hay không. Nếu mẹ tôi không kí bán anh ta có quyền bán đất hay không. Mong luật su tư vấn tôi xin cảm ơn rất nhiều.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của bạn được tư vấn như sau:

 

Điều 614 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế:

                

Điều 614. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

 

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

 

Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

 

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

 

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

 

a) Không có di chúc;

 

b) Di chúc không hợp pháp;

 

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

 

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

 

Điều 651  Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật:

 

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

 

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 

 

Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết:


"1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.


2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.


3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.


4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác".

 

Theo quy định của pháp luật, trường hợp bố bạn mất có để lại chúc định đoạt di sản thừa kế; di chúc đủ điều kiện phát sinh hiệu lực pháp lý thì việc chia di sản thừa kế thực hiện theo đúng di nguyện của bố. Người anh chỉ có quyền tự mình định đoạt phần di sản thừa kế được bố để lại.

 

Ngược lại, trường hợp bố chết không để lại di chúc thì việc định đoạt tài sản của bố thực hiện theo quy định tại Điều 675. 676 BLDS 2005. Toàn bộ những người thừa kế: vợ, các con, bố mẹ đẻ của người chết (nếu còn sống) có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản thừa kế; và có quyền ngang nhau trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với khối di sản thừa kế.

 

Hơn nữa, nếu quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất được xác định là tài sản chung của vợ chồng thì mẹ của bạn có quyền đối với 1/2 giá trị quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền với đất và một phần di sản thừa kế của bố để lại. Ví dụ: nếu chia theo pháp luật thì mẹ của bạn có quyền đối với: (1/2 + 1/8) quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liên với đất; còn các con mỗi người được hưởng 1/8 giá trị quyền sử dụng và nhà ở.

 

Vậy, nếu không được sự đồng ý của mẹ và các đồng thừa kế khác thì người này không có quyền tự mình định đoạt toàn bộ thửa đất và nhà ở gắn liền với đất.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quyền và nghĩa vụ đối với di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

CV. Nguyễn. N. ánh - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo