Với tình trạng như trên, mong quý Công ty tư vấn giúp:
1/ Có biện pháp nào để yêu cầu thi hành án đối với bị đơn hiện đang định cư ở Mỹ không?
2/ Sắp tới, bị đơn sẽ về lại Việt Nam, vậy tôi có thể yêu cầu bên Công an Xuất Nhập cảnh hoặc Tòa Án can thiệp không cho bị đơn xuất cảnh cho đến khi thi hành án xong không?
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn để đảm bảo thi hành án. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng
cám ơn Quý Công ty!
Bảo đảm thi hành án?
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Về vấn đề thi hành án:
Bị đơn chỉ có nghĩa vụ thi hành án khi có quyết định của Tòa án buộc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bạn trong trường hợp này. Vì vậy, trong thời gian Tòa án chưa xét xử phúc thẩm thì bị đơn chưa có nghĩa vụ phải thi hành án là trả tiền cho bạn và nếu như bị đơn cũng không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn vì một lý do nào từ cơ quan Tòa án thì việc bị đơn định cư tại Mỹ là quyền lợi hợp pháp của bị đơn và điều này không trái với quy định của pháp luật.
Về vấn đề đảm bảo thi hành án:
- Trong thời giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu như phát hiện bị đơn có dấu hiệu tẩu tán tài sản và để đảm bảo quyền lợi cho mình, bạn có thể làm đơn đến cơ quan Tòa án để yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại điều 99
Bộ luật tố tụng dân sự 2004:
"1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án".
Các biện pháp mà Tòa án áp dụng được quy định của thể tại điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và tùy theo từng trường hợp cụ thể mà Tòa án nhận thấy cần phải ra quyết định để việc xét xử thuận lợi có thể là phong tỏa tại ngân hàng hoặc kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án hoặc biện pháp khác mà Tòa án cảm thấy cần thiết.
- Khi bản án Tòa án phúc thẩm buộc bị đơn phải trả lại tiền cho bạn đã có hiệu lực thì bị đơn phải trả lại tài sản trong thời gian luật định, nếu bị đơn cố tình và có dấu hiệu trốn tránh nghĩa vụ trả lại tài sản khi đã có quyết định thi hành án thì bị đơn có thể bị
cưỡng chế thi hành án theo quy định tại điều 46 Luật thi hành án dân sự :
"1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế".
Việc áp dụng các biện pháp đảm bảo thi hành án được Chấp hành viên lựa chọn theo quy định tại khoản 1, điều 8 Luật thi hành án dân sự:
"1. Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp.
Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết. Trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế để thi hành án".
Trong trường hợp bị đơn định cư ở nước ngoài thì việc thi hành án được giải quyết theo quy định tại điều 181 Luật thi hành án dân sự về tương trợ tư pháp:
"1. Việc yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án, việc tiếp nhận và xử lý uỷ thác tư pháp về thi hành án của nước ngoài trong quá trình thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.
2. Cơ quan thi hành án dân sự có yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án phải lập hồ sơ uỷ thác tư pháp theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp".
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn để đảm bảo thi hành án. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng
Luật gia: Việt Dũng -
Công ty Luật Minh Gia