Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quyền thừa kế của con trai con gái có khác nhau không?

Thừa kế là gì? Pháp luật quy định về chế định thừa kế như thế nào? Ai là người được hưởng di sản thừa kế của người chết? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Dân sự

Thừa kế là một chế định trong hệ thống pháp luật dân sự của nước ta, điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật cho những người thừa kế. Chế định thừa kế có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của người để lại di sản và người thừa kế. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những chế định hiện nay đang phát sinh tranh chấp tương đối nhiều, gây ảnh hưởng đến đời sống bình thường của các cá nhân cũng như ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.

Vì vậy, nếu bạn gặp phải những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực này. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến chế định thừa kế, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn về quyền thừa kế của con trai, con gái

Hỏi: Luật sư cho tôi hỏi về quyền thừa kế của con trai và con gái như sau: Ông bác tôi chết cách đây ba năm, Vợ bác mất cuối năm 2005. Ông bà để lại một căn nhà nhưng không có di chúc. Ông bà có năm người con, hai trai, ba gái. Do đã có nhà ở riêng nên các con của ông bà đã thống nhất bán căn nhà đó. Khi bàn bạc để phân chia số tiền bán nhà thì phát sinh mâu thuẫn

Các anh con trai của ông bà  cho rằng, các cô con gái đã đi lấy chồng thì phải hưởng theo nhà chồng nên số tiền bán nhà của ông bà sẽ chia làm ba phần. Mỗi anh con trai được hưởng một phần, phần còn lại chia cho 3 cô con gái. Ba người con gái của ông bà không đồng ý cách chia đó nên tìm mọi cách để không cho hai người anh bán căn nhà. quy định của pháp luật về việc này như thế nào? Mong luật sư tư vấn cho chúng tôi.

Trả lời: Theo như lời bạn trình bày thì, vợ chồng bác bạn đều đã mất và có để lại một căn nhà nhưng không có di chúc. Theo quy định của pháp luật thì nếu không có di chúc, di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật (Điều 651Bộ luật dân sự 2015).

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luât, cụ thể:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Khi vợ chồng bác bạn qua đời mà không có di chúc thì người được quyền hưởng di sản là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, tức là “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;” Chỉ khi hàng thừa kế thứ nhất không còn ai, không có quyền hưởng, bị truất quyền hay từ chối nhận di sản thì hàng thừa kế sau mới được hưởng. Với thông tin bạn cung cấp thì bác bạn có năm người con, nếu không còn ai khác thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì năm người này được quyền hưởng di sản thừa kế do bố mẹ để lại.

Như vậy, những người thừa kế còn lại được xác định là năm người con gồm hai người con trai, ba người con gái. Và theo quy định của pháp luật “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.” (khoản 2 Điều 651 BLDS 2015) nên mỗi người thừa kế, không phân biệt là nam hay nữ đều có quyền hưởng một phần di sản thừa kế ngang bằng với những người thừa kế khác. Trường hợp này những người con gái có thể khởi kiện ra tòa án để yêu cầu chia thừa kế do bố mẹ để lại.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Thừa kế qua tổng đài: 1900.6169

------------

Câu hỏi thứ 2 - Cháu có quyền được hưởng phần di sản của bà mất không để lại di chúc?

Xin chào các luật sư vp luật sư Minh Gia. Từ khi bố mẹ tôi lấy nhau thì hộ khẩu của mẹ con tôi vẫn ở khẩu của nhà bà ngoại tôi ,khi tôi đc 10 tuổi thì mẹ tôi bỏ nhà đi bặt vô âm tín đến giờ. nên đã bị cắt khẩu k có tên trong sổ hộ khẩu. Đến năm 2002 thì bà ngoại tôi mất đã không để lại di chúc thừa kế, bà ngoại tôi có 3 người con gái và 1 người con trai, bác và dì thì đều đã yên phận với gia đình từ năm 1986 chỉ còn mẹ tôi và và cậu út ở với bà. Trong sổ hộ khẩu khi bà tôi mất còn các thành viên sau bà ngoại tôi, mẹ tôi, tôi và em tôi, cậu và vợ cậu và con trai cậu. Vậy xin hỏi giờ tôi có quyền gì về tài sản của gia đình bà ngoại tôi không ạ? Xin văn phòng luật giúp tôi giải đáp vấn đề của tôi với ạ. Xin chân thành cảm ơn! 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Thừa kế theo pháp luật dân sự như thế nào?

Theo đó, vì di sản thừa kế của bà nên khi bà mất không có di chúc thì toàn bộ di sản được chia thừa kế theo pháp luật cho các con (4 người con, trong đó có mẹ bạn). Vậy nên nếu mẹ còn sống thì mẹ sẽ là người thừa hưởng một phần di sản; trường hợp mẹ bạn mất và không có di chúc thì phần di sản mà mẹ được thừa hưởng từ bà sẽ được chia cho bố bạn và anh, chị, em của bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quyền thừa kế của con trai, con gái có khác nhau?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo