Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng chia thừa kế thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin hỏi luât sư về việc chia thừa kế: Cha tôi mất 2006 không có di chúc. Me mất 2015 có di chúc với nội dung: là cho chị tôi phần của mẹ. Năm 2016 chị tôi viết đơn ra tòa đòi phần đươc hưởng của mẹ tôi và đòi chia thừa kế phần cha tôi để lại. Anh chị em tất cả là 7 người, vậy phần của cha tôi đi chia làm 7 phần hay 8 phần ? Mẹ tôi đã mất có còn hưởng kỷ phần của cha không ?

 

Nếu hưởng thì chị tôi ngoài việc hưởng phần của mẹ đã cho còn hưởng 2 kỷ phần trong 8 phần của cha không ? Xin luật sư tư vấn trả lời giúp. Xin cám ơn luật sư.

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

=> Chia thừa kế theo quy định Bộ luật dân sự 2015

 

=> Chia thừa kế khi mẹ mất mà không để lại di chúc

 

Vì cha của anh/chị mất năm 2006 và không có di chúc nên sẽ chia phần di sản theo pháp luật thành những phần thừa kế bằng nhau , lúc này sẽ chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, con đẻ, con nuôi và cha mẹ nuôi (nếu có), tức khi này cả mẹ và các con đều được hưởng phần di sản. Như vậy lúc này phần di sản của mẹ để lại sẽ bao gồm tài sản riêng của mẹ, phần tài sản chung của mẹ trong khối tài sản chung với người khác và bao gồm phần chia từ khối di sản của cha bạn. Do đó khi mà trong di chúc mẹ để lại có nội dung “phần của mẹ” cho người chị gái thì khi mở di chúc phần của người mẹ sẽ thuộc về chị và chị gái bạn vẫn có phần được phân chia khi chia di sản của cha.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:

 

=> Bộ luật dân sự năm 2015

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

 

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo