Luật sư Vũ Đức Thịnh

Quyền định đoạt đối với tài sản chung của hộ gia đình

Ngày 07/07/2011 cha mẹ tôi có ký bảo lãnh cho chị tôi thế chấp ngân hàng bằng giấy chứng nhận QSĐ do mẹ tôi đứng tên chủ hộ cấp năm 2004 (tài sản do gia đình tôi mua). Hợp đồng thế chấp chỉ có cha mẹ tôi ký. Từ năm 1999 đến 2004 gia đình tôi có 5 thành viên gồm cha mẹ, anh trai, tôi và em gái.


Em gái tôi có ký ủy quyền do phường chứng thực ngày 13/07/2011 và có hiệu lực từ ngày ký nhưng hợp đồng thế chấp công chứng ngày 12/07/2011. Còn tôi và anh tôi không đồng ý ký. Vậy cho tôi hỏi vậy hợp đồng thế chấp đó có đúng pháp luật không? Kính mong luật sư tư vấn!

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quyền định đoạt đối với tài sản chung của hộ gia đình. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”

Theo đó, việc xác định chủ sở hữu đối với tài sản chung của hộ gia đình sẽ căn cứ vào sổ hộ khẩu gia đình tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bao nhiêu nhân khẩu thì những người đó có quyền sở hữu ngang nhau.

Mặt khác, việc định đoạt tài sản chung của hộ gia đình được quy định tại Điều 109 Bộ luật dân sự 2005, cụ thể:

“Điều 109. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình

1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.”

Như vậy, việc định đoạt tài sản chung của hộ gia đình phải được thực hiện theo quy định trên. Trường hợp của bạn, nếu như trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thể hiện cấp cho Hộ ông/bà và vào thời điểm được cấp giấy trong hộ khẩu có tên anh chị em bạn thì việc ba mẹ bạn ký tên mà không có chữ ký hoặc ủy quyền của những người còn lại thì hợp đồng thế chấp sẽ bị vô hiệu.

Ngoài ra, thông tin bạn cung cấp, hợp đồng thế chấp ký kết và công chứng ngày 12/07/2011 và giấy tờ ủy quyền của em gái bạn được xã xác nhận ngày 13/07/2011, vì vậy hợp đồng thế chấp cũng sẽ bị vô hiệu.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quyền định đoạt đối với tài sản chung của hộ gia đình. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

!
Luật gia: Vũ Đức Thịnh - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo