Hoài Nam

Quyền của chủ sở hữu đối với tài sản là bất động sản bị người khác chiếm hữu trái pháp luật

Luật sư tư vấn về việc chuyển nhượng một phần diện tích đất cho người khác, nhưng chưa làm thủ tục tách thửa thì phần diện tích đất còn lại không chuyển nhượng chủ sở hữu còn quyền sở hữu hay không ?

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đang là vấn đề diễn ra thường xuyên trong đời sống hằng ngày. Khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên không thể tránh khỏi những tranh chấp phát sinh. Đặc biệt là vấn đề chuyển nhượng một phần diện tích nhưng lại không làm thủ tục tách thửa, dẫn đến quyền của chủ sở hữu cũng bị ảnh hưởng đối với phần diện tích không được chuyển nhượng còn lại. 

Nếu bạn đang gặp vấn đề này, hay đang có tranh chấp phát sinh nhưng bạn không biết làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình. Bạn hãy liên hệ đến công ty luật Minh Gia chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ, tư vấn, giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này và đưa ra hướng giải quyết phù hợp cho bạn.

Để được hỗ trợ, tư vấn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi:  1900.6169

Ngoài ra, bạn  có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề này.

Câu hỏi: E xin chào luật sư: e có vấn đề đất đai mong luật sư tư vấn cho e như sau: Hộ phạm N có sở hữu thửa đất số 140 và 3 với diện tích 17448m2 được cấp sổ đỏ 2004 có giáp ranh với ông T và bà H ở thửa đất số 1 với diện tích là 2932m2 được cấp sổ đỏ 2008. trong năm 2017 ông T và bà H có sang nhương cho ông A với diện tích là 1997m2 còn lại 828,2m2 thuộc thửa số 1 hiện trạng ông T không sử dụng"ghi theo bảng trích lục địa chính 2017" (vì ông A là anh em nên ông tài bán cho ông A để tạo điều kiện làm ăn cho ông A). tranh chấp xảy ra:Nay hộ bà N múôn chỉnh lý lại sổ và muốn thêm phần diện tích 828,2m2 của ông T và bà H bỏ ra vào sổ của mình vậy có được không? (hộ bà N nói rằng đó là phần đất của mình vì ông T và bà H đã chỉnh lý bỏ ra).ông T và bà H có được quyền lấy lại phần của mình bỏ ra là 828,2m2 không? hay mặt nhiên thuộc sở hữu của hộ bà lan vì mình đã bỏ ra?. e xin chân thành cảm ơn!! e có gửi đính kèm thêm sổ đỏ của các bên liên quan. e xin cảm ơn luật sư.

 

Trả lời tư vấn: Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi này chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo như thông tin bạn cung cấp thì gia đình ông T và bà H dược cấp sổ đỏ với tổng diện tích đất là 2932m2 đất mặc dù gia đình ông T và bà H đã bán cho hộ ông A một diện tích đất là 1997m2 và hiện còn 828,2m2, tuy nhiên việc sang nhượng chỉ là một phần diện tích phần còn lại vẫn thuộc quyền sở hữu của hộ ông T và bà H. Mặc dù hiện tại hộ ông T và bà H không trực tiếp canh tác, sản xuất trên phần diện tích đó nhưng nó vẫn thuộc quyền sở hữu của họ do đó họ vẫn có các quyền đối với mảnh đất. Cụ thê được quy định tại luật đất đai 2013 và Bộ luật dân sự 2015.

 

Luật đất đai 2013 có quy định

 

Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất

 

1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

 

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

 

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

 

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

 

5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

 

6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

 

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

 

Bộ luật dân sự 2015 quy định:

 

"Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

 

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

 

2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 

Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

 

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

 

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó."

 

Ngoài ra Điều 236 BLDS 2015 còn quy định

 

"Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

 

Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác."

 

Như vậy hộ bà N không đủ điều kiện để trở thành chủ sở hữu đối với mảnh đất đó, nếu trường hợp hộ bà N được cấp sổ đỏ đối vớ mảnh đất đo thì hộ ông T và bà H có quyền khởi kiện để đòi lại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên, do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ do đó với các thông tin trên bạn có thể tham khảo làm căn cứ cho trường hợp của mình.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Vy Diễm - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo