LS Thanh Hương

Quy định pháp luật về quyền nuôi con khi ly hôn thế nào?

Luật sư tư vấn trực tuyến trường hợp hỏi về quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn, trong khi người chồng bỏ đi và các vấn đề pháp lý khác liên quan khi vợ chồng ly hôn, nội dung hỏi tư vấn và trả lời như sau:

1. Quyền nuôi con khi giải quyết ly hôn quy định thế nào?

Câu hỏi:

Xin chào Công ty Luật Minh Gia. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn trường hợp người chồng bỏ nhà đi tu ở chùa (tôi vẫn liên hệ được), tôi có 2 đứa con, 1 con 6 tuổi, và 1 con 2 tuổi. Nếu bây giờ tôi đơn thân ly hôn thì con tôi sẽ thuộc về ai nuôi. Tôi có đủ điều kiện về kinh tế để lo cho con tôi. Quy định thế nào mong luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Nếu vợ chồng thỏa thuận được vấn đề nuôi con thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận đó. Còn nếu hai bên không thỏa thuận được, có sự tranh chấp quyền nuôi con thì sẽ được Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật. Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn:

''...2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.''

Trong số hai con của hai người thì có một bé 2 tuổi, tức là dưới 36 tháng tuổi nên sẽ được giao cho mẹ nuôi trực tiếp. Còn một bé 6 tuổi, Toàn sẽ xem xét quyền lợi về mọi mặt (kinh tế, tâm lý…) của con để quyết định người có quyền nuôi dưỡng. Với điều kiện của hai người lúc này thì bạn có khả năng có được quyền nuôi dưỡng cả hai bé.

---

2. Quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định luật HNGĐ mới thế nào?

Câu hỏi:

Xin chào Luật Sư. Tôi xin trình bày hoàn cảnh gia đình và kính mong luật sư tư vấn. Tôi và vợ kết hôn được 3 năm, hiện có 2 cháu,(cháu đầu được gần 2 tuổi, cháu sau được 4 tháng). Hiện 2 cháu và vợ đang ở nhà ngoại chăm sóc, tôi đi làm nên ở trọ 1 mình, cuối tuần tôi mới về thăm cháu(khoảng cách giữa nhà ngoại và chỗ làm tôi đi xe máy hơn 1 tiếng). Từ khi vợ tôi sinh cháu đầu tiên thì về nhà ngọai ở, lý do là do chúng tôi chưa có nhà cửa nên tôi đi làm phải ở trọ thuê nhà, do vậy vợ và đằng ngoại bảo về nhà ông bà ngoại ở để cho tôi yên tâm đi làm và vợ con cũng được chăm sóc tốt hơn, tôi nghĩ vậy cũng đúng vì nếu vợ con lên thì cũng được nhưng ngày ngày tôi đi làm tối mới về và ở trọ cũng bất tiện và thời gian chăm sóc 2 mẹ con không được tốt, môi trường ở trọ ở thành phố nóng nảy và ồn ào, mấy lần tôi đưa 2 mẹ con lên chơi vài ngày thì tối cháu ngủ không  được hay khóc vì nóng nảy nên phải đưa vợ con về nhà ngoại.

Sau khi sinh cháu đầu được hơn 6 tháng vợ lại mang bầu cháu thứ 2 thế là từ đó đến giờ vợ con tôi ở nhà ngoại, và tôi tuần nào cũng chạy về thăm 3 mẹ con. Thú thực để vợ con ở lâu nhà ngoại tôi cũng ngại và thấy không thoải mái, một vài lần tôi nói với vợ lên trên này ở cho có vợ có chồng gần con gần cái, nhưng vợ tôi bảo con còn nhỏ, lên đó tôi đi làm suốt ai chăm vợ và con? nghĩ lại cũng đúng nên tôi vẫn để vợ con ở nhà ngoại đến bây giờ (hiện tại cháu thứ 2 được 4 tháng). Mấy lần tôi về bảo vợ con lên ở cho có tình cảm gia đình, tôi nhớ con cũng dễ dàng gặp chúng, nhưng vợ và nhà ngoại nhất quyết không chịu, tôi không biết làm cách nào.  Nhưng càng ngày vợ càng thay tính đổi nết, thời gian sinh cháu thứ nhất đến giờ 2 vợ chồng ít khi mà nói chuyện được với nhau, vợ hay cáu gắt và khó chịu với tôi, thái độ không tôn trọng chồng, như là mọi việc đều đằng ngoại chăm sóc và lo hết tôi không làm được gì, tôi nói gì vợ cũng không nghe mà chỉ nghe lời ông bà ngoại, dù là lời tâm sự hỏi han hay cách chăm con, tôi biết vợ ở nhà chăm 2 cháu không phải là chuyện dễ dàng nên có thể vợ khó tính, mọi điều tôi có thể nhịn và không nói nặng lời hay cáu gắt, tôi im lặng vậy. Vì biết mình dù sao cũng đang ở nhà ông bà ngoại. Nhưng thời gian này tôi đi làm vợ hay nhắn tin và có thái độ khinh thường, lúc thì đòi ly hôn, lúc thì bảo tôi chả ra gì,.....(tôi cũng ko nói gì cả) nhưng đến hôm nay tôi không thể nhịn được nữa, tôi thấy cuộc sống hôn nhân gia đình mà vợ chồng không tôn trọng nhau, không chia sẻ không nghe nhau tâm sự thì thậtt là bế tắc và càng ngày càng xa nhau. nếu cứ sống vậy liệu 2 vợ chồng sẽ nuôi dạy con như thế nào cho tốt được trong khi mà bố mẹ chúng không tôn trọng nhau và cùng suy nghĩ. Xin nói thêm về tôi, tôi là Kiến trúc sư, làm chuyên về thiết kế nội thất, lương hàng tháng trước đây là 15tr/tháng. Nhưng năm ngoái khi vợ mình sinh cháu thứ nhất, tôi có nghỉ việc và mở cty riêng, làm ăn được mấy tháng thì thua lỗ, số vốn trước đây giờ 1 phần tôi đưa cho nhà ngoại mượn khoảng 60 triệu , còn lai gần 200 triệu tôi mở làm công ty, do công ty làm ăn thua lỗ nên tôi phải giái tán và sô tiền còn lại khoảng 50 triệu, cuối năm ngoái tôi có cho cậu em út vợ mượn 20 triệu và gần đây mượn hơn 2 triệu, nhà nội thì ở ngoài bắc, ông bà già rồi và tháng 30 ngày thì 2 ông bà ở viện hết 20 ngày(bệnh người già) tôi không thể yêu cầu hay nhờ gì được nhà nội nên mọi viêc vợ sinh con và chăm sóc thì bên ngoại họ tham gia, nhiều lúc vợ nói bóng gió này nọ,.thời gian nay tôi phải xin đi làm lại cho công ty,lương từ 12-15triệu /tháng. Do vợ càng ngày càng có thái độ và ý định ly hôn nên tôi đã đồng ý. cách đây mấy ngày tôi đang làm việc nhưng vợ cứ nhắn tin trách móc tôi này nọ, và trước đó mấy ngày ở nhà ngoại vợ có chửi là 2 năm nay anh chả làm được cái gì,không có tiền nuôi vợ con,......tôi cũng nhịn và không nói lời nào. nhưng đến hôm kia thì tôi quyết định về nhà vợ đón cháu đầu lên ở với tôi, vì biết cô ấy không đi lên với tôi nên tôi cũng nói với ông bà ngoài là trước mắt là cảm ơn ông bà ngoại thời gian qua đã chăm sóc và nuôi dưỡng vợ con, sau là xin phép ông bà ngọai cho tôi trước mắt đón cháu đầu lên ở với tôi, sau này nếu vợ và cháu nhỏ muốn lên thì lên sau. Nhưng nhà ngoại nhất định không cho tôi mang cháu đi và nói rất nhiều điều nặng lời với tôi, vợ còn nói nếu ly hôn tôi cũng sẽ không được nuôi 2 cháu, vì trước giờ là do vợ và nhà ngoại chăm, tôi không muốn đôi co để rồi chuyện không hay xảy ra, vậy tôi xin hỏi, trường hợp như tôi nếu ly hôn có quyền nuôi 1 trong 2 cháu không?Hiện tại tôi đang rất mệt mỏi, đi làm cũng không làm được việc, đầu óc luôn suy nghĩ về chuyện gia đình. Hôn nhân chúng tôi khi cưới thì tiền vàng 2 vợ chồng nhận 2 bên nội ngoại khoảng 70triệu( tính theo giá hiện giờ,...) tất cả tiền và vàng tôi không giữ mà để vợ giữ, tiền nhà ngoại tôi cũng không có ý định hỏi(vì tôi nghĩ thời gian vợ con ở nhà ngoại đó mình xem như ông bà lấy tiền nó nuôi 3 mẹ con). hiện vợ con giữ thẻ tài khoản tôi khoảng 30 triệu mấy tiền này nếu ly hôn tôi cũng không muốn đòi, xem như tiền mua sữa cho cháu thứ 2 nếu vợ dành nuôi cháu, tôi chỉ quan tâm là tòa án có cho tôi nuôi cháu đầu hay không, vì cháu thứ 2 còn nhỏ chắc tôi không có quyền nuôi. với công việc và lức lương của tôi tôi nghĩ có đủ khả năng nuôi 2 cháu, nhưng xét về măt hôn nhân gia đình thì tôi chưa hiểu mình có được nuôi con hay không?  và hành động và cách xử lý của ông bà ngọai không cho tôi đón con đi có đúng hay không? kính mong luật sư tư vấn.Trân trọng.

Trả lời tư vấn:

Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với yêu cầu của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc ông bà ngoại không cho bạn đón con

Căn cứ theo quy định tại điều 69 luật hôn nhân và gia đình 2014 về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ:

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì bạn có nghĩa vụ phải trông nom, nuôi dưỡng, chăn sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên. Theo đó, không ai có quyền ngăn cản việc cha, mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con của mình. Do đó, việc ông bà ngoại không cho bạn đón con lên ở với bạn là trái với quy định của luật hôn nhân và gia đình hiện hành.

Thứ hai, quy định về quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn

Theo như bạn trình bày thì vợ chồng bạn muốn ly hôn, không có tranh chấp về mặt tài sản và bạn muốn giành được quyền nuôi 1 con sau khi ly hôn.

Căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

''Xem trích dẫn tại phần tư vấn 1''

Như vây, căn cứ vào quy định trên thì trong trường hợp hai vợ chồng bạn ly hôn thì trước tiên hai bên có thể tự thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con, nếu hai bên tự thỏa thuận được với nhau thì tòa án sẽ ra quyết định công nhận thỏa thuận của hai bên. Còn trong trường hợp hai vợ chồng bạn không thỏa thuận được về quyền nuôi con thì tòa án sẽ ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Như bạn trình bày thì cháu thứ nhất gần được 2 tuổi và cháu thứ hai được 4 tháng tuổi thì căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 luật hôn nhân và gia đình thì cả hai con của bạn sẽ được giao cho mẹ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn giành quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh được vợ bạn không có đủ khả năng về mặt tài chính, không có đủ điều kiện về nơi ở và thời gian chăm sóc cho con thì tòa án có thể xem xét để giao con cho bạn chăm sóc.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo