LS Vũ Thảo

Hỏi về việc phân chia thừa kế đối với di sản là đất đai

Chào luật sư, tôi có vấn đề liên quan đề chia thừa kế cần nhờ luật sư tư vấn như sau Cụ nhà tôi có sinh được 4 người con, 2 người đã mất lúc nhỏ, còn lại bà nội tôi và ông cậu. Cụ ông mất năm 1946, cụ bà mất năm 1951, lúc bà và ông cậu tôi còn nhỏ (bà tôi sinh năm 1937). Năm 1958 ông cậu đi nghĩa vụ, hết nghĩa vụ ông ra Quảng Ninh (QN) làm ăn sinh sống, lấy vợ sinh con ngoài QN, từ đó đến năm ông mất (2014) ông chỉ về thăm quê, có hộ khẩu ngoài QN.

 

Vậy tôi muốn hỏi 2 vấn đề:

1. Bây giờ việc chia tài sản của ông cậu tôi để lại cho vợ và con của ông có liên quan gì đến bà tôi( là chị ông) không ? Có cần xác nhận hay đơn từ gì của bà tôi ở quê không ?

2. Nếu bây giờ vợ và con ông ngoài QN về quê và đòi bà chia thừa kế của cụ để lại thì giải quyết như thế nào ?

Mong luật sư sớm có câu trả lời, gia đình tôi đang rất gấp vấn đề này. Chân thành cám ơn các luật sư!

 

TRẢ LỜI: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Trường hợp 1: Nếu trước khi mất, cụ nhà bạn đã chia tài sản cho bà nội và ông cậu hoặc có để lại di chúc, trong di chúc đã định đoạt tài sản:

 

Thì trường hợp này bà nội và ông cậu bạn sẽ được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đã được chia. Căn cứ theo Điều 234 Bộ luật dân sự 2015:

 

"Điều 234. Xác lập quyền sở hữu do được thừa kế

 

Người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này.”

 

Tức là cụ bạn chia tài sản cho bà nội, ông cậu bạn như thế nào thì mỗi người sẽ có quyền sở hữu tương ứng đối phần tài sản đã được chia. Nếu có di chúc thì sẽ tiến hành chia tài sản theo di chúc mà cụ để lại. Do đó, nếu ông cậu bạn để lại tài sản cho vợ và con thì sẽ không liên quan gì đến bà bạn, không cần xác nhận hay đơn từ gì của bà bạn. Vợ và con ông cậu không có quyền đòi bà bạn chia thừa kế.

 

Trường hợp 2: Nếu trước khi mất, cụ bạn chưa tiến hành chia tài sản hoặc không để lại di chúc:

 

Trường hợp này sẽ phải tiến hành chia thừa kế theo pháp luật, căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015:

 

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

 

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

 

a) Không có di chúc;”

 

Việc chia di sản sẽ được tiến hành như sau, căn cứ vào Điều 651 Bộ luật dân sự 2015:

 

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

 

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

 

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

 

Ở đây, sẽ được chia theo hàng thừa kế thứ nhất. Cụ có 4 người con, nhưng 2 người con đã mất, chỉ còn bà nội bạn với ông cậu. Do đó, tài sản mà cụ để lại sẽ chia cho bà nội và ông cậu của bạn, mỗi người được hưởng phần di sản bằng nhau.

 

Về thủ tục tiến hành phân chia di sản thừa kế: Căn cứ theo Điều 656 Bộ luật dân sự:

 

“Điều 656. Họp mặt những người thừa kế

 

1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

 

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

 

b) Cách thức phân chia di sản.

 

2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.”

 

Do đó, bà nội và và ông cậu, có thể thêm cả những người khác: vợ, con,... sẽ tiến hành họp mặt để thỏa thuận về việc: cử người phân chia di sản, cách thức phân chia di sản (Lưu ý bà bạn và ông nội hưởng phần di sản bằng nhau)...và mọi thỏa thuận phải được lập thành văn bản.

 

Nếu như đã tiến hành phân chia di sản xong, phần chia cho bà bạn sẽ thuộc sở hữu của bà bạn, phần chia cho ông cậu sẽ thuộc phần sở hữu của ông cậu. Khi đó, việc ông cậu muốn để lại tài sản cho vợ, con sẽ không liên quan đến bà của bạn và vợ, con của ông cậu cũng không có quyền đòi bà bạn chia tài sản thừa kế mà cụ đã để lại.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về thực hiện nghĩa vụ trả nợ do người chết để lại. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

CV Ngô Việt Hoàng - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo