Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quan điểm của luật sư về cách phân chia tài sản chung.

Nội dung yêu cầu tư vấn: Kính chào các quý luật sư, gia đình có sự việc mong các luật sư giúp đỡ :ngôi nhà là tài sản chung của A B C ( đã có sổ đỏ đồng sở hữu của 3 người như nhau ) A, B muốn bán để chia đều nhưng C không đồng ý.

 

Ngôi nhà diện tích nhỏ không thể chia ra mà buộc phải định giá để chia A,B,C đều có quyền ưu tiên mua vì là đồng sở hữu A ( nguyên đơn ) đã đệ đơn lên tòa kiện C ( bị đơn ) B là người liên quan Khi tòa thụ lý vụ án đã gửi cho A B C một thông báo yêu cầu trong 15 ngày kể từ ngày nhận đơn lên tòa . Nhưng C không lên Tòa bảo vì C không chịu nhận đơn nên sẽ phức tạp và kéo dài, ngoài ra vì A B C ở chung tại nhà còn liên quan đến tài sản trong nhà nên cần phải xem xét. Vậy thì A sẽ phải làm gì bây giờ, vụ việc sẽ giải quyết theo chiều hướng nào ?

Ví Dụ : A đã đồng ý mua lại ngôi nhà với giá X , nhưng nếu C cũng đòi mua với giá đó A sẽ nhường cho và lấy phần của mình về nhưng nếu C không chịu mua bán và cũng không ra tòa thì A liệu có mua được không ?  Và tài sản riêng ( đồ đạc ) của C trong nhà đó ( + tiền bán nhà của C ) sẽ xử lý như thế nào nếu C cố tình trốn tránh không có mặt ?Rất mong các quý luật sư tư vấn cho gia đình ý kiến chi tiết. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quan điểm của luật sư về cách phân chia tài sản chung.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

cám ơn

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

 

Thứ nhất, về việc phân chia tài sản chung. 

 

Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung - Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 quy định như sau: 

"1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán."

 

Căn cứ theo quy định trên, việc phân chia tài sản chung sẽ do các đồng sở hữu thỏa thuận. Như thông tin bạn cung cấp, thì tài sản chung ở đây là căn nhà. Bất động sản là tài sản có thể phân chia. Tuy nhiên, việc phân chia như thế nào còn tùy vào từng trường hợp thực tế. Nếu căn nhà này không thể phân chia theo phần thì tài sản sẽ được quy đổi thành tiền để phân chia cho mỗi người theo giá trị tương ứng.

 

Trường hợp căn nhà trên thực tế không thể tiến hành chia bằng hiện vật, thì người yêu cầu chia (nguyên đơn A) sẽ có quyền bán phần tài sản thuộc sở hữu của mình trong khối tài sản chung. 

 

Trong trường hợp của bạn, các đồng sở hữu căn nhà là A, B, C đang không thỏa thuận được về việc sẽ phân chia tài sản chung như thế nào? Khi các bên không thể tự thỏa thuận và có yêu cầu đến Tòa án, thì Hội đồng xét xử sẽ căn cứ vào tình trạng thực tế của tài sản chung để xác định phương thức phân chia trên nguyên tắc sự thỏa thuận của các bên, quy định của pháp luật về tài sản chung và sự công bằng, hợp lý. 

 

Thứ hai, về việc một trong các đồng sở hữu không có mặt tại phiên tòa xét xử.

 

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự - Bộ luật tố tụng 2015 quy định như sau:

 

"1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ."

 

Điều 228. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa

"Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.

2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.

3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này."

 

Căn cứ theo quy định trên, nếu nguyên đơn, bị đơn được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm b, c, đ khoản 2 Điều 227 trên thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử theo quy định của pháp luật. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quan điểm của luật sư về cách phân chia tài sản chung.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Luật gia Nguyễn Thảo - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo