LS Xuân Thuận

Phó chủ tịch Hội nông dân xã được hưởng trợ cấp như thế nào?

Xin chào quý vị! Tôi là Phó chủ tịch Hội Nông dân xã. Không biết tôi có thuộc diện hưởng trợ cấp theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP hay không? Ở địa phương tôi không biết căn cứ vào đâu mà chỉ chi trả phụ cấp theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP cho công chức và cán bộ chuyên trách có hệ số lương dưới 2.34. Còn cán bộ hợp đồng, người hoạt động không chuyên trách thì không được hưởng. Xin cám ơn quý vị.

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Xin chào quý vị! Tôi là người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Cụ thể là Phó chủ tịch Hội Nông dân xã. Không biết tôi có thuộc diện hưởng trợ cấp theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP hay không? Ở địa phương tôi không biết căn cứ vào đâu mà chỉ chi trả phụ cấp theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP cho công chức và cán bộ chuyên trách có hệ số lương dưới 2.34. Còn cán bộ hợp đồng, người hoạt động không chuyên trách thì không được hưởng. Xin cám ơn quý vị.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới Luật Minh Gia, vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 17/2015/NĐ-CP, những người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống được tăng lương 8% bao gồm:

"a) Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008;

b) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Luật Viên chức năm 2010;

c) Cán bộ, công chức cấp xã theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

d) Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam;

đ) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

e) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao của đơn vị sự nghiệp công lập và hội có tính chất đặc thù;

g) Giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015;

h) Viên chức làm việc trong Trạm Y tế xã theo quy định tại Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định về y tế xã, phường, thị trấn;

i) Công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

k) Công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;

l) Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong tổ chức cơ yếu."

Đối tượng không được tăng lương 8% theo Nghị định 17/2015 bao gồm:

"a) Người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp đã được hưởng hệ số tiền lương tăng thêm hàng tháng bằng hoặc cao hơn 0,08 so với mức lương cơ sở theo quy định của cấp có thẩm quyền;

b) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố hưởng phụ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP;

c) Hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ thuộc Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn thuộc Công an nhân dân hưởng phụ cấp quân hàm."

Theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thì chức danh Phó chủ tịch hội nông dân không được xếp vào cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ ở cấp xã hay công chức cấp xã mà được xếp vào nhóm những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Do vậy, bạn không thuộc đối tượng được tăng thêm tiền lương theo Nghị định 17/2015/NĐ-CP, bạn được hưởng chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP và Nghị định 29/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP:

Khoản 3 Điều 1 Nghị định 29/2013/NĐ-CP quy định:

“Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp và chế độ bảo hiểm y tế. Ngân sách trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả 3% bảo hiểm y tế để chi trả hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:

1. Cấp xã loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 20,3 tháng lương tối thiểu chung;

2. Cấp xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,6 tháng lương tối thiểu chung;

3. Cấp xã loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 17,6 tháng lương tối thiểu chung.”

Theo Điều 15 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện đang đảm nhiệm; khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng chế độ: được cấp tài liệu học tập; được hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung; được hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Phó chủ tịch Hội Nông dân xã được hưởng trợ cấp như thế nào? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo