Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Phân biệt án kinh doanh thương mại và án dân sự?

Nếu như việc dân sự là việc người yêu cầu đề nghị Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó thì vụ án dân sự là luôn có yếu tố tranh chấp. Xét về bản chất, việc dân sự có bản chất nhẹ nhàng hơn so với án dân sự và trình tự, thủ tục đơn giản hơn so với án dân sự. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về tố tụng dân sự, kinh doanh thương mại

Hiện nay Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ghi nhận hai cấp xét xử bao gồm cấp sơ thẩm và phúc thẩm, bên có còn có thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm. Ở mỗi vụ việc với mỗi lĩnh vực khác nhau thì lại có những văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh riêng, song đều giải quyết theo trình tự, thủ tục được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Để giải quyết tranh chấp trong dân sự thì các đương sự phải có nghĩa vụ chứng minh rằng yêu cầu của mình là có căn cứ, điều này hoàn toàn ngược lại so với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi người có nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng.

Tuy nhiên hiện nay nhiều chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự chưa thực sự hiểu rõ nghĩa vụ của mình khi tiến hành các giao dịch hoặc thực hiện quyền khởi kiện của mình. Đặc biệt đương sự chưa chú trọng đến thời hiệu khởi kiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, dù thời hiệu khởi kiện không phải là căn cứ để tòa không tiến hành thụ lý vụ việc dân sự.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này hoặc bất kỳ vấn đề nào của pháp luật, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Bên cạnh đó, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.

2. Phân biệt án kinh doanh thương mại với án dân sự

Hỏi:

Tiêu chí nào để phân biệt giữa án kinh doanh thương mại và án dân sự đối với trường hợp Ngân hàng cho cá nhân, hộ gia đình vay tín dụng.

Trả lời:

Tất cả các tranh chấp này đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nhưng để phân biệt trường hợp nào là vụ án dân sự (theo Điều 25 Bộ luật Tố tụng Dân sự), trường hợp nào là vụ án kinh doanh thương mại (theo Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự) cần dựa vào các tiêu chí sau đây:

+   Đối với án Kinh doanh thương mại phải căn cứ vào mục đích lợi nhuận của việc vay tiền; không bắt buộc cá nhân, hộ gia đình phải có Đăng ký kinh doanh(NQ số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

+   Chỉ cần xác định có mục đích lợi nhuận khi xác lập quan hệ vay mà không phụ thuộc vào kết quả có lợi nhuận hay không có lợi nhuận.

+   Nếu chỉ vay tiêu dùng (hoặc vay thuộc diện xóa đói giảm nghèo) thì đó là tranh chấp dân sự. Ví dụ 1: Ông A thế chấp quyền sử dụng đất vay của Ngân hàng X 100 triệu đồng để mua xe tải vận chuyển hàng hóa, nhằm thu lợi nhuận (ông A khi vay không có giấy phép Đăng ký kinh doanh). Nếu có tranh chấp xảy ra thì đây là tranh chấp về kinh doanh thương mại được quy định tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. (quy định tại Luật số: 65/2011/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11, theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 thì trường hợp trên thuộc thẩm quyền của Tòa Kinh tế tòa án nhân dân cấp Tỉnh).

Ví dụ 2: Ông B thế chấp quyền sử dụng đất cũng vay tại Ngân hàng Y số tiền 100 triệu đồng để sửa chửa nhà ở. Trường hợp này ông B không có mục đích lợi nhuận, mà phục vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt gia đình…Nếu có tranh chấp xảy ra thì đây là tranh chấp về hợp đồng dân sự được quy định tại khoản 3 Điều 25 Bộ luật Tố tụng Dân sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện, trừ các trường hợp quy định tại Điều 34 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo