Hoàng Tuấn Anh

Ông bà có nhận nuôi cháu không? Thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền giám hộ đương nhiên?

Ông bà ngoại muốn nhận nuôi cháu ngoại, trong trường hợp cháu đang ở với người bố không phải là bố đẻ. Khi có tranh chấp về quyền giám hộ thì thủ tục được giải quyệt dựa trên các căn cứ pháp luật, cụ thể như sau:

 

Kính gửi công ty luật minh gia Tôi là bà ngoại của bé hơn 3 tuổi khi con gái tôi kết hôn đứa con trong bụng không phải là con của chồng nó bây giờ nhưng chỉ có nó chồng nó và ông bà nội nó biết, còn gia đình tôi thì k biết gì hết,sau khi kết hôn cuộc sống của hai vợ chồng cơm không lành canh không ngọt hai vợ chồng thường xuyên bỏ bê con cái không quan tâm ,sau đó còn xảy ra đánh nhau làm người vợ phải nhập viện và phải mất đi cái thai thứ hai trong bụng sau đó rất nhiều lần xảy ra xung đột. Thời gian gần đây xảy ra đánh nhau và người vợ đã bỏ đi nay không biết đi đâu không quay trở về, cháu vẫn ở cùng ông bà nội và người bố không huyết thống tôi vẫn thường xuyên ra thăm cháu và quan tâm tới cháu, con gái tôi trong quá trình ở với chồng đã có nhiều lần đề nghị ly hôn nhưng gia đình nhà chồng không đồng ý. Hiên nay gia đình ông bà nội và bố của cháu đã chuyển vào nam cắt liên lạc với gia đình tôi làm tôi không biết gì về tin tức của cháu cả,gia đình tôi rất lo lắng,hiện tại mẹ cháu bây giờ ở đâu chúng tôi cũng không biết,và cháu ngoại của tôi ở đâu cũng không biết vạy kính mong luật sư tư vấn giúp chúng tôi xem có cách nào giải quyết tốt không.

 

Thứ nhất, về vấn đề quyền giám hộ - nhận nuôi cháu

 

Theo quy định của pháp luật dân sự, bố, mẹ là người giám hộ đương nhiên cho con. Khi cha và mẹ có đủ năng lực hành vi và đủ điều kiện để nuôi con thì ông, bà không có quyền giành quyền nuôi cháu. Bộ luật dân sự năm 2015 đã có quy định:


Điều 61. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên.


Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:
 
1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;
 
2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.

 

Tuy nhiên, theo thông tin bác cung cấp con gái bác và chồng chưa làm thủ tục li hôn, cũng chưa tiến hành các thủ tục gíam định xác định quan hệ cha con khác, như vậy hiện cháu hiện tại đang sinh sống cùng người bố hợp pháp. Nên theo quy định của pháp luật khi chưa có yêu cầu của bố cháu thì bác không có quyền nhận nuôi cháu.

 

Trong trường hợp, người bố hiện tại không phải là bổ ruột của cháu nếu bác muốn tiếp tục làm thủ tục nhận nuôi cháu thì trước tiên phải tiến hành các thủ tục y khoa như giám định AND để xác định quan hệ cha con của cháu và bố. Từ căn cứ giám định nếu xác định cháu và người bố hiện tại không có quan hệ cha con, mà hiện tại mẹ cháu bỏ đi không rõ tình hình, cháu cũng không có anh chị em ruột, thì theo quy định của pháp luật thì bác thuộc một trong số các trường hợp người giám hộ đương nhiên. Do đó, bác có quyền được nhận nuôi cháu.

 

Thứ hai, về các thủ tục thực hiện

 

Theo thông tin bác cung cấp, thì gia đình ông bà nội, bố của cháu đã chuyển vào Nam và cắt đứt mọi liên lạc. Như vậy trong trường hợp này khi bác muốn nhận nuôi cháu, sẽ xảy ra tranh chấp về quyền giám hộ. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp trên thuộc trường hợp các tranh chấp khác về hôn nhân gia đình. Theo đó, cán bộ tư pháp – hộ tịch hướng dẫn các bên đương sự làm đơn gửi đến Toà án cấp huyện để đề nghị Toà án giải quyết theo thủ tục tư pháp. Toà án sẽ căn cứ vào thực tế vụ việc, điều kiện làm giám hộ của các bên, quan hệ tình cảm giữa người giám hộ và người được giám hộ, khả năng bảo đảm việc phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần để quyết định giao cháu bé cho ai làm giám hộ. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bác hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bác vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng 

CV tư vấn: Dương Thị Thảo - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo