Trần Phương Hà

Nợ quá hạn bao nhiêu lâu thì Ngân hàng khởi kiện?

Hợp đồng vay tài sản là loại giao dịch dân sự phổ biến trong đời sống thường ngày. Do đó, đòi hỏi cần phải có quy phạm pháp luật điều chỉnh và chế tài xử lý khi giữa các bên trong hợp đồng vay phát sinh tranh chấp.

1. Luật sư tư vấn Luật Dân sự

Với sự phát triển vượt trội về số lượng của các ngân hàng như hiện nay, việc vay tiền các ngân hàng ngày một thuận tiện hơn bao giờ hết với thủ tục nhanh gọn, giải ngân nhanh. Mặc dù vậy, các tổ chức tín dụng cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề rủi ro như người vay chậm thực hiện nghĩa vụ, trốn tránh nghĩa vụ hay không còn khả năng trả nợ.

Do đó, pháp luật tố tụng dân sự quy định cụ thể về các trình tự thủ tục để ngân hàng có thể tiến hành khởi kiện và đòi lại số tiền đã cho vay đồng thời cũng quy định về phương thức xử lý tài sản đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp ngân hàng không áp dụng biện pháp bảo đảm thế chấp không thể thu hồi được nợ do người vay không còn tài sản gì để trả.

Nếu bạn cần tư vấn về vấn đề vay ngân hàng nhưng quá hạn mà không biết cần làm thế nào để có phương án giải quyết tốt nhất, hãy liên hệ Luật Minh Gia qua tổng đài 1900.6169 hoặc gửi câu hỏi về Email để chúng tôi giải đáp cho bạn.

2. Tư vấn trường hợp ngân hàng khởi kiện khi nợ quá hạn

Nội dung câu hỏi: Thưa luật sư em có trường hợp xin hỏi luật sư.em có 2 món vay ngân hàng cụ thể như sau.món thứ nhất em vay 500 triệu thế chấp bằng 2 tài sản của bố, mẹ em thời hạn vay là 12 tháng.món thứ 2 em vay 200 triệu thế chấp bằng tài sản của em thời hạn là 36 tháng 2 món vay trên cùng một ngân hàng và tên người vay là em. Theo như trên hộ khẩu vay ngân hàng thì có 7 thành viên và có 6 thành viên ký kết thỏa thuận là đồng sở hữu tài sản, nhưng đến nay do làm ăn thua lỗ em đã để món nợ 500 triệu quá hạn gốc là 20 ngày  và em đã bị mất vốn không còn khả năng trả đúng hạn nữa.còn món 200 triệu thì còn 30 tháng nữa mới đến hạn trả.trong khi đó thì ngân hàng có về tận nhà chao đổi với gia đình em nhưng chưa có văn bản gì.và em có nói với giám đốc ngân hàng do làm ăn thua lỗ cho em xin trả tiền gốc là mỗi năm trả 50 triệu gốc vào tháng 12 hàng năm còn tiền lãi vẫn trả theo quy định nhưng ngân hàng không đồng ý và phía ngân hàng nói nếu không giải quyết được thì ngân hàng phát mại tài sản.qua đây xin luật sư tư vấn cho em theo quy định thì em bị quá hạn gốc cộng lãi bao nhiêu thời gian thì bị ngân hàng khởi kiện và phát mại tài sản và nếu bị ngân hàng khởi kiện và phát mại tài sản thì tài sản món vay 200 triệu đó có bị phát mại không vì món 200 triệu cũng chưa đến hạn  trả và 2 hợp đồng khác nhau nhưng vẫn đứng cùng một tên người vay.xin cảm ơn luật sư.

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã thế chấp quyền sử dụng đất của mình cho Ngân hàng để vay số tiền trị giá 500 triệu đồng. Trong hợp đồng thế chấp này có thỏa thuận về thời hạn thực hiện việc trả nợ là 36 tháng. Đây là một trong các căn cứ phát sinh nghĩa vụ theo quy định tại Điều 275 Bộ luật dân sự.

“Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ

Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:

1. Hợp đồng.

2. Hành vi pháp lý đơn phương.

3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.

4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.

6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.”

Do đó, kể từ thời điểm bạn vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp và Ngân hàng không đồng  ý gia hạn thời gian thực hiện việc trả nợ của bạn thì Ngân hàng đã có quyền khởi kiện bạn ra Tòa án nhân dân để yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp Tòa án đã ra bản án buộc bạn thực hiện nghĩa vụ với Ngân hàng mà bạn không tự nguyện thực hiện thì Ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành kiểm kê tài sản đã thế chấp để thực hiện nghĩa vụ.

Theo quy định của pháp luật, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Vì vậy, trong hợp đồng thế chấp thứ hai với ngân hàng, việc bạn thế chấp quyền sử dụng đất là để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả số nợ 200 triệu đồng. Trong hợp đồng thế chấp này bạn chưa vi phạm về  nghãi vụ trả nợ nên Ngân hàng không có căn cứ khởi kiện bạn để buộc bạn thực hiện nghĩa vụ trả 200 triệu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

-------------

Câu hỏi thứ 2 - Thực hiện đòi nợ khi người vay không trả thế nào?

Chào luật sư! Năm nay em là sinh viên năm 2 bạn cấp 3 của em ở cùng chung cư với em cách đây khoảng 2 tuần có mượn tiền em để trả tiền nhà hẹn thứ 2 tuần sau đó trả mà lại không thấy trả. Sau đó thì có dấu hiệu nói dối mỗi lần kêu tối về trả thì lúc sau bảo là bệnh vô cấp cứu bệnh viện rồi sau đó lại nói xuất viện về trả như rồi biến mất em nhắn tin thì không trả lời gọi thì không nghe máy. Số tiền em cho mượn là 1 triệu 4

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Khởi kiện đòi nợ vay tiền khi người vay không trả.

Đối với trường hợp này anh/chị có thể tìm gặp trực tiếp để yêu cầu thương lượng yêu cầu người bạn phải trả số tiền đã vay. Trường hợp nếu họ có khả năng và  cố tình trốn tránh thì anh/chị có quyền tới cơ quan công an nơi xảy ra sự việc yêu cầu giải quyết để đảm bảo quyền lợi của mình.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo