Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Nợ ngân hàng không trả được thì bị xử lý như thế nào?

Vay nợ dân sự, vay vốn theo hợp đồng tín dụng và gặp vướng mắc trong quá trình trả nợ là vấn đề xảy ra thường xuyên và gây khó khăn cho cả bên cho vay lẫn bên vay. Nếu chúng ta không hiểu rõ quy định pháp luật và các văn bản liên quan sẽ rất khó khăn trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Do vậy, lời khuyên cho bạn khi phát sinh sự kiện pháp lý về giao dịch dân sự, hợp đồng vay tài sản... hãy hỏi luật sư tư vấn để có hướng giải quyết phù hợp quy định pháp luật.

Nếu bạn có vướng mắc pháp lý về giao dịch dân sự, quy định về thế chấp, bảo lãnh vay vốn hoặc các vấn để khác, hãy liên hệ Luật Minh Gia để luật sư của chúng tôi trợ giúp bạn.

 

>> Luật sư tư vấn quy định về hợp đồng tín dụng qua hotline: 1900.6169

 

Bạn cũng có thể tham khảo nội dung tư vấn sau đây để tìm hiểu và áp dụng đối với trường hợp của mình

 

1. Nợ ngân hàng không trả được thì bị xử lý như thế nào?

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính chào CÔNG TY LUẬT MINH GIA , ngày 10 tháng 01 năm 2016 em có vay bên ngân hàng 35,269,502 thời hạn vay là 36 tháng mỗi tháng đóng 1,802,000 và tính đến ngày 02/01/2018 e có nhận được thông báo bên ngân hàng trễ 9 tháng. nhưng khi nhân viên xuống nhà lại báo là trả 7 tháng và trễ 9 tháng.nhưng em thấy từ 10/01/2016 đến 02/01/2018 là khoản 24 tháng. vậy cộng 7 tháng với 9 tháng là mới có 16 tháng. trong khoản thời gian đầu e có đóng khoản 12 tháng hay gì đó sau đó do kinh tế gặp khó khăn nên e  đã ngưng việc đóng cho ngân hàng.do vì không đủ tiền đóng nên ngày nào ngân hàng củng gọi hối thúc.e nhớ có lần ngân hàng gọi e còn nói là có vay thì có trả nhưng hiện tại thì e đang thất nghiệp nên chưa có khả năng chi trả.đâu được vài tháng có lần nhậu say nên vứt luôn cái điện thoại cùi bắp.bên ngân hàng không liên lạc được với e nên cử nhân viên xuống nhà.khi nhân viên xuống nhà có lần gặp e có lần không gặp .e củng hẹn khi nào ổn định việc làm sẻ trả. nay e nhận được đơn CẢNH CÁO TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ trong thông báo có ghi '' ngân hàng đã nhiều lần liên hệ với ông/bà như gọi điện thoại, cử nhân viên xác minh tại nhà,gửi thư thông báo yêu cầu ông/bà thanh toán nợ. tuy nhiên,ông/bà cố tình trốn tránh: chặn thông tin liên lạc khi nhân viên gọi điện vắng mặt tại nơi cư trú khi nhân viên xuống nhà, không chủ động liên hệ lại khi nhận thông báo từ ngân hàng'' vậy khi ngân hàng kiện ra tòa e sẽ như thế nào và cho e xin hướng giải quyết. mà e quên nữa cách mấy tháng trước có người tự giới thiệu là công an thị trấn xuống nhà và có trao đổi với e, a đó cũng có nói là e lừa đảo e mới nói là ''nếu e thật sự lừa đảo thì e đã không đóng được mười mấy tháng rồi'' .

 

Trả lời tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có vay tại Ngân hàng với số tiền là 35,269,502 đồng trong thời hạn 36 tháng. Do đó, bạn cần kiểm tra lại trong hợp đồng vay với Ngân hàng xác định nghĩa vụ thanh toán nợ gố, nợ lãi và các nghĩa vụ khác của bạn. Nếu xác định bạn có  vi phạm nghĩa vụ  thanh toán trong Hợp đồng vay tiền đã ký kết tại Ngân hàng thì trong trường hợp bạn và Ngân hàng không thỏa thuận lại được với nhau về gia hạn thời gian trả nợ, Ngân hàng có quyền gửi đơn đến Tòa án nhân dân yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bạn phải thực hiện thanh toán đầy đủ cho Ngân hàng. Trường hợp sau khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật từ Tòa án mà bạn vẫn không tự nguyện trả nợ thì Ngân hàng có quyền gửi đơn yêu cầu thi hành án đến Chi cục thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với bạn theo quy định tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự như sau:

 

"Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án

 

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

 

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

 

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

 

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

 

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

 

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định."

 

Ngoài ra, trường hợp sau khi vay được tiền của Ngân hàng thông qua hợp đồng vay hợp pháp mà bạn có một trong các hành vi sau đây thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể:

 

"Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

 

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; 

 

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản..."

 

Nếu lý do bạn không tiếp tục thực hiện được nghĩa vụ thanh toán nợ đối với ngân hàng là vì bạn mất khả năng chi trả do thất nghiệp, làm ăn thua lỗ,... mà không phải do sử dụng vào mục đích bất hợp pháp thì chỉ giải quyết ở góc độ dân sự mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

>> Gửi câu hỏi đề nghị luật sư tư vấn qua Email

 

 

2. Hướng dẫn công văn thanh toán nợ dài hạn

 

Câu hỏi: Dear Anh ( Chị)Em nhờ Anh ( Chị) tư vấn giúp em ạBên Em có 1 khách hàng nợ quá hạn từ 2014 đến nay, bên KH đó chỉ mới thanh toán 1 phần của công nợ. Sếp giao cho Em đòi khoản nợ này. Khi e liên hệ đến người quản lý của cty đó, Em mới nói Tên Cty, hỏi họ làm quyết toán cho bên Em họ cứ ừ cho qua. Mấy lần sau gọi k nghe máy hoặc là mới nói bên Cty e họ đã tắt máy nên Em không thể đòi họ làm quyết toán cho bên Em được.Em là sinh viên mới ra trường mới đi làm nên chưa có kinh nghiệm đòi nợ, nói chuyện với KH nhiều. Mong sự hỗ trợ tư vấn từ văn phòng luật sư bên mình và có thể cho Em xin mẫu công văn làm thanh toán nợ dài hạn để Em gửi tới Khách hàng bên Em.Trân trọng cảm ơn !

 

Trả lời tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau

 

Bạn có thể tham khảo mẫu công văn yêu cầu thanh toán nợ quá hàng theo mẫu sau đây: >> Công văn yêu cầu thanh toán nợ quá hạn

 

-----------

 

3. Hợp đồng nào phù hợp hơn trong giao dịch cho mượn tiền có lấy lãi suất?

 

Câu hỏi: Chô tôi hỏi. Tôi có tiền muốn cho e trai vay và lấy lãi hàng tháng thì tôi viết giấy cho vay tiền hay mượn tiền là đúng pháp luật? Và chỉ cần có người làm chứng kí, không cần xác nhận của uỷ ban nhân dân có được không? Và như vậy nhỡ sau này rủi ro thì tôi có được pháp luật thừa nhận là hợp pháp và giải quyết không. Mong được sự trợ giúp.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

 

Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hợp đồng vay tài sản và hợp đồng mượn tài sản như sau:

 

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

 

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

 

Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản

 

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

 

Theo đó, nếu muốn tính lãi với số tiền đã giao cho em bạn thì bạn nên lập hợp đồng vay tài sản. Bởi, bản chất của hợp đồng mượn tài sản là bên mượn chỉ phải trả lại tài sản khi đến hạn mà không phải trả thêm tiền (lãi) còn với hợp đồng vay, bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận điều khoản về lãi suất khi vay và em bạn sẽ có nghĩa vụ trả nợ gốc và phần lãi theo thỏa thuận:

 

 Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

 

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

 

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

 

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

 

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

 

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Theo quy định của luật, hợp đồng vay tài sản không nhất thiết phải công chứng hợp đồng hoặc cần người làm chứng mà vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp hợp đồng vay có đi kèm biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp bất động sản hoặc động sản có đăng ký quyền sở hữu. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của mình, các bạn nên công chứng hợp đồng hoặc yêu cầu có người làm chứng nếu muốn đảm bảo tính xác thực của hợp đồng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo