Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Những trường hợp được hoãn thi hành án

Hỏi: Chào luật sư, nhờ luật sư giải đáp giúp về trường hợp được hoãn thi hành án - Xin cho biết, phạm nhân được hoãn thi hành án trong những trường hợp nào? Bố tôi bị xử tù 5 năm, nay mới được 1 năm thì mắc bệnh nan y. Vậy gia đình tôi phải làm gì để xin cho bố tôi được hoãn thi hành án? Tôi xin cảm ơn.

Trả Lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 67 Bộ luật hình sự 2015 quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:

“1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”

Như vậy, nếu thuộc các trường hợp nêu trên thì người bị xử hình phạt tù được xem xét hoãn chấp hành hình phạt tù.

Nếu bố bạn bị bệnh nan y, bố của bạn phải làm đơn trình bày cụ thể bệnh tật và gửi đơn cùng hồ sơ bệnh án đến bộ phận thi hành án phạt tù của TAND nơi xét xử để được xem xét và quyết định.

----------------------

Câu hỏi thứ 2 - Lập chứng từ khống bị xử lý thế nào?

Xin chào Luật sư Tôi có vấn đề nhờ Luật sư giải đáp giúp Tôi có người bạn làm kế toán nhưng lại làm chứng từ khống để hợp thức hóa khoản nợ của khách hàng, khoảng gần 100tr như vậy nếu bạn tôi trả lại tiền cho co quan thì có bị phạt hình sự hay bồi thường thiệt hại cho Cơ quan là bao nhiêu . Cảm ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Do thông tin bạn cung cấp chưa đủ rõ ràng để chúng tôi xác định hành vi vi phạm của người kế toán, do vậy chúng tôi tư vấn theo hướng người bạn của bạn có hành vi sử dụng chứng từ khống để trốn thuế như sau:

Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội trốn thuế tại Điều 200, cụ thể:

Điều 200. Tội trốn thuế

1.Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

...

d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

...

Theo đó, nếu người bạn của bạn lập chứng từ không hợp pháp để trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên thì có thể hành vi của người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội trốn thuế theo quy định tại Điều 200 đã trích dẫn ở trên. 

Tuy nhiên, nếu số tiền trốn thuế dưới 100 triệu đồng và người này đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì người kế toán này chỉ bị xử lý vi phạm hành chính theo Thông tư 166/2013/TT-BTC:

Điều 12. Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn

1. Các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, bao gồm:

...

c) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man, trốn thuế, nhưng nếu người nộp thuế vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xử phạt theo mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

...

2. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này là 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với mức quy định của pháp luật về thuế.

Ngoài ra, nếu hành vi của người này không mang mục đích trốn thuế mà chỉ được xác định là hành vi vi phạm quy định về sử dụng chứng từ thì sẽ bị sử phạt theo quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP:

Điều 30. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí

4. Phạt tiền đối với hành vi lập chứng từ khống như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị dưới 2.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị từ 2.000.000 đến dưới 5.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến dưới 8.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo