Hoàng Tuấn Anh

Nhận con, làm lại giấy khai sinh cho con trong trường hợp không có quan hệ hôn nhân

Luật sư tư vấn: trường hợp xét nghiệm ADN của đứa bé và xác định là quan hệ huyết thống khi muốn nhận con và thay đổi phần cha trong giay khai sinh cho con.thì phải làm trình tự như thế nào ?

 

Xin làm phiền luật sư cho em hỏi?em đã có gia đình.nhưng em có con với một người phụ nữ khác bên ngoài.khi cô ấy mang thai thì lúc đó hai vợ chồng cô ấy đang ấy li thân.khi sinh con ra thì cô ấy vẫn làm khai sinh va lấy họ của người chồng đang li thân.bây giờ thì vợ chồng cô ấy đã li hôn.và cô ấy đang nuôi đứa con của em với cô ấy.em đã làm xét nghiệm ADN của đứa bé và xác định là quan hệ huyết thống với em.vậy bây em muốn nhận con và thay đổi phần cha trong giay khai sinh cho con.thì phải làm trình tự như thế nào ạ?! Xin luật sư tư vấn cho em.em cảm ơn luật sư nhiều ạ!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Vấn đề nhận con và thay đổi phần cha trong giấy khai sinh cho con:

 

Theo như anh trình bày, anh đã có gia đình và mẹ đẻ của con anh hiện đã li hôn và hai người hoàn toàn không có quan hệ nào về mặt pháp lí nhưng đã có một con chung với nhau. Hiện tại, anh muốn nhận nuôi con và làm giấy khai sinh mang họ của anh. Vậy, để thực hiện được mong muốn của mình, trước hết anh cần thực hiện thủ tục để Nhà nước công nhận anh là cha đẻ của con.

 

Tuy nhiên, trong trường hợp này có tranh chấp về pháp lý vì đứa bé sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của người mẹ và chồng cũ nên anh phải thực hiện thủ tục xác định cha cho con tại Tòa án, thủ tục anh phải nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa án nhân dân quận huyện nơi anh cư trú, hồ sơ khởi kiện được quy định như sau:



-  Đơn khởi kiện yêu cầu xác định cha cho con;



-  Nộp chứng cứ chứng minh quan hệ cha con (cụ thể ở dây là các giấy tờ kết quả xét nhiệm AND);

 

- Giấy tờ nhân thân của cha và con: giấy chứng minh nhân dân, giấy khai sinh của con.


 

Điều 26, Điều 27 BLDS 2015 thì trường hợp nhận con sẽ là căn cứ để thay đổi họ, tên cho con theo yêu cầu  của cha đẻ, mẹ đẻ: “Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con”.

 

Tuy nhiên, để thực hiện được thủ tục trên bắt buộc phải được sự đồng ý của mẹ đẻ cháu trong trường hợp cháu chưa đủ 19 tuổi. Bởi, khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ – CP trường hợp trên phải được sự đồng ý của cả hai bên cha mẹ (đối với trường hợp con dưới 19 tuổi; và phải khai vào tờ khai theo quy định).



Anh lưu ý, đăng ký kết hôn là thủ tục bắt buộc để Nhà nước công nhận mối quan hệ vợ, chồng và từ đó phát sinh các nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Tuy nhiên, đăng ký kết hôn không phải thủ tục duy nhất để chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, con. Do đó, khi các đương sự không có quan hệ hôn nhận, có con chung mà theo ý nguyện muốn có tên trong giấy khai sinh của con thì pháp luật  luôn mở cửa để tiếp nhận nhằm đảm bảo đảm bảo nguyên tắc không cản trở quyền làm cha mẹ của những người là cha, mẹ của con.


 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề anh hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, anh vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Dương Thị Thảo - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo