Trần Diềm Quỳnh

Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự quy định thế nào?

Tư vấn về trường hợp: muốn giao kết hợp đồng thì phải đảm bảo nguyên tắc giao kết hợp đồng như thế nào? Nội dung giao kết hợp đồng trái với đạo đức xã hội thì có được giao kết hợp đồng không? Nội dung hỏi và trả lời tư vấn như sau:

Nội dung đề nghị tư vấn:

Xin chào Luật sư! Xin Luật sư cho em được biết, trong trường hợp sau em có vị xem là vi phạm pháp luật không? Gia đình em không đồng ý mối quan hệ giữa anh trai em với bạn gái của anh ấy bây giờ, sự phản đối đó đã gây nên sự căng thẳng trong gia đình, anh ấy bảo có thể bỏ gia đình vì cô gái nên điều đó đã làm cho gia đình em trở nên rối ren. Em có gọi điện cho cô gái ấy và nói, nếu cô ấy làm với em một bản cam kết thì em sẽ thuyết phục bố mẹ giúp 2 người. Bản cam kết đó chỉ là bảo cô ấy sau này không được hỗn với bố mẹ, gia đình em là nông thôn, nhưng  nuôi hai con học đại học nên cũng chịu nhiều vất vả, về già không có lương, em muốn sau này anh chị ấy hàng tháng nên đưa cho bố mẹ một khoản tiền để ông bà có những khoản chi tiêu riêng không phải hỏi nhiều. Xin Luật sư cho biết em làm vậy có được không và nếu được thì em nên như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Khoản 2, Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 lại có quy định về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự như sau:

“Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự?

Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự

Tại khoản 2 Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm năm 2014 có quy định về nghĩa vụ của con đối với cha mẹ như sau:

"Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình".

Khoản 2 Điều 71 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của con như sau:

"Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ."

Như vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật như trên thì cam kết mà bạn muốn giao kết nếu như không trái với quy định của pháp luật, không ép buộc thì vẫn có thể thực hiện được, tuy nhiên nếu như xảy ra tranh chấp thì rất khó để pháp luật điều chỉnh. Nhưng, không cần bạn nhất thiết bạn phải làm bản cam kết như vậy, bởi con cái có nghĩa vụ tôn trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nếu như vi phạm nghĩa vụ này thì pháp luật sẽ điều chỉnh như sau:

Tại Điều 51 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP có quy định về hành vi thường xuyên chửi bới, lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời, sẽ bị áp dụng biện phát khắc phục hậu quả là buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

Trường hợp ngược đãi hoặc hành hạ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình theo quy định tại Điều 185 của Bộ luật Hình sự 2015 và sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo