Trần Tuấn Hùng

Người vay tiền đã chết thì ai có trách nhiệm trả tiền vay?

Tư vấn về trường hợp cá nhân ký cho vay nhưng người vay hiện tại đã chết và chưa thanh toán được khoản nợ,

 

Nội dung câu hỏi: Năm 2012 quê tôi có xây dựng một số công trình của địa phương khi đó tôi làm trưởng thôn, lúc đó tập thể lãng đạo có thống nhất cho nhà thầu vay 900 triệu đồng tôi là người ký với chức danh chủ tài khoản. Nhưng sau khi quyết toán công trình nhà thầu không trả số tiền vay trên, và từ đó đến nay vẫn không đòi được, đến cuối năm 2017 người đứng lên vay đã chết. Xin hỏi quý cty cách giải quyết và trách nhiệm của tôi đến đâu, xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, cách giải quyết khi người vay tiền đã mất.

 

Vì bạn cung cấp thông tin rõ ràng là người vay đã vay với tư cách cá nhân nên có hai trường hợp như sau:

 

- Vay với tư cách cá nhân: Những người thừa kế trước khi nhận di sản phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người mất. Bạn có thể liên hệ với những người thừa kế của người đó để giải quyết.  Việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản phải theo thứ tự ưu tiên thanh toán, sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ trước mà vẫn còn di sản thì khoản vay của bạn ký cho vay sẽ được thanh toán. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2015:

 

“Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

 

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng

....

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

 

9. Tiền phạt.

 

10. Các chi phí khác.”

 

- Người vay với tư cách tổ chức: người đứng ra đại diện vay cho tổ chức đã mất nhưng tổ chức vẫn tồn tại thì vẫn có trách nhiệm trả tiền vay. Bạn cần liên hệ với tổ chức (người đó đại diện cho tổ chức đứng ra vay) để yêu cầu trả lại tiền vay.

 

Thứ hai, trách nhiệm của bạn như thế nào?

 

Trách nhiệm đặt ra trong hai trường hợp bạn có quyền cho vay và không có quyền cho vay:

 

- Trường hợp bạn có quyền cho vay:

 

Khi bạn có quyền cho vay hoặc có sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu thì bạn có quyền ký cho vay, nếu không thu hồi lại được khoản vay thì bạn và những đồng sở hữu khác phải chịu rủi ro nếu người vay không có di sản thừa kế để lại hoặc đã dùng để thanh toán hết các nghĩa vụ được ưu tiên thanh toán trước.

 

- Trường hợp bạn không có quyền cho vay:

 

Nếu tài sản này không thuộc sở hữu của bạn hoặc bạn không có quyền cho vay mà vẫn ký cho vay thì tùy vào tính chất của hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải trả lại số tiền đã cho vay. Bạn có thể tham khảo quy định về xử phạt vi phạm hành chính với trường hợp sử dụng trái phép tài sản của người khác.

 

Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về hành vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác:

 

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

 

a) Trộm cắp tài sản;

 

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

 

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

 

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác…”

 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

CV: Nông Diệp - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo