Luật sư Phùng Gái

Người thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015?

Câu hỏi tư vấn: Gia đình cháu có đang sống trên 1 mảnh đất gần 200m2 đứng tên bà nội. Bà cháu mất năm 2007, sau đó ông cháu mất năm 2010. Ông bà cháu có tất cả 3 người con gái ( 2 người đã lấy chồng và 1 người không) và 1 người con trai ( bố cháu).

 

Hiện tại, bố cháu muốn sang tên mảnh đất đó để tiện cho công việc thì các bác đó bảo chỉ cho khi phải viết cam kết lo cho bác không lấy chồng đó tới già yếu . Mà bác không lấy chồng đó vay nợ nhiều, kinh tế không ổn định, nhà cháu cũng không có kinh tế. Ví dụ sau này bác bị ung thư, nếu kí cam kết như vậy mà nhà cháu không đủ khả năng chi trả thì bố cháu có bị coi là vi phạm pháp luật không ạ? Cháu mong các vị luật sư có thể tư vấn giúp cháu về các vấn đề bản cam kết ạ. Cháu cảm ơn các vị luật sư!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin cung cấp mảnh đất 200m2 là tài sản thuộc quyền sử dụng của ông, bà nên ông bà có quyền định đoạt, chiếm hữu, sử dụng. Do đó, thời điểm ông, bà mất không có để lại di chúc nên toàn bộ di sản trên sẽ được để lại chia thừa kế theo pháp luật cho những người thừa kế hợp pháp. Cụ thể, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

 

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

 

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

 

a) Không có di chúc;

..

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

 

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

 

Như vậy, những người được thừa kế trong khối di sản trên gồm 3 người con gái và bố bạn, tất cả các thừa kế đều có quyền hưởng phần di sản bằng nhau. Theo đó, trường hợp của bố bạn muốn làm được thủ tục đăng ký sang tên toàn bộ mảnh đất trên thì bắt buộc phải được sự đồng ý bằng văn bản của các đồng thừa kế còn lại (ba người chị, em còn lại).

 

Trường hợp giả định: Các đồng thừa kế đồng ý tặng lại toàn bộ di sản trên cho bố bạn đứng tên với điều kiện "chăm lo cho người bác không lấy chồng đến khi già yếu". Theo đó, trường hợp đã có cam kết nhưng giả định bác này bị bệnh ưng thư và gia đình vẫn chăm sóc lo chi phí phát sinh nhưng vì không đủ khả năng để thực hiện chi trả thì không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật; trừ trường hợp việc không chi trả xuất phát từ chủ đích có nhưng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán chi phí trong phạm vi trách nhiệm của mình thì mới được coi là hành vi vi phạm.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng

CV P.Gái - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo