Trần Phương Hà

Người quản lý di sản thừa kế phải giao lại cho người thừa kế hợp pháp

Luật sư tư vấn về việc đòi lại di sản được thừa kế do người quản lý nắm giữ. Nội dung tư vấn như sau

Nội dung câu hỏi: Ông A là chủ sử dụng 1 thửa đất trong đó có phần diện tích đất ao+ đất ở, nguồn gốc sử dụng là do bố mẹ đẻ chia cho 4 người con. Ông A có con trai là ông B, ông B đi bộ đội. Năm 1976 ông A chết, khi đó con ông là ông B vẫn đang trong quân đội nên chưa thực hiện thủ tục nhận thừa kế qsd đất trên. Vì vậy thửa đất mà ông A (đã chết) đứng tên tạm thời do Hợp tác xã địa phương quản lý. Năm 1985, bà C (chị dâu của ông A) làm đơn xin mượn thửa đất của ông A đang do HTX quản lý trên và có xây 1  căn nhà nhỏ để ở. Nay ông B đã sinh sống ở địa phương và có nhu cầu muốn xây dựng nhà ở trên phần đất mà bố (ông A) đứng tên trên., Ông B đã làm đơn gửi UBND Huyện đề nghị công nhận quyền sử dụng thửa đất nêu trên cho ông nhưng UBND huyện không đồng ý.Vì vậy tôi muốn hỏi quý Công ty tư vấn giúp tôi làm thế nào để ông B có thể được quyền sử dụng thửa đất mà bố ông đã chết để lại như trên. Phần đất ao trong tổng diện tích đất trên đã đứng tên ông B.Cảm ơn ạ.

Trả lời:Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

 

Do ông A mất không để lại di chúc nên phần di sản của ông A để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Ông B là con trai ông A nên là đối tượng được thừa kế theo pháp luật nhưng do tại thời điểm ông A mất thì ông B chưa làm thủ tục khai nhận di sản (do đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự) nên người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi ông B trở về theo Điều 616 Bộ luật dân sự 2015   ''Điều 616. Người quản lý di sản

 

1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

 

2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

 

3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.''

 

Theo đó, hiện nay ông B đã trở về thì người đang quản lý di sản (bà C) sẽ có trách nhiệm bàn giao lại để ông B làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế và đăng ký sang tên quyền sử dụng đất. Nếu trong quá trình yêu cầu mà phát sinh tranh tranh chấp thì bạn sẽ làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân xã phường. Cụ thể, Điều 202 Luật đất đai:

 

Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

 

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

 

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

 

 "Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

 

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

 

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

 

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

 

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

 

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

 

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

 

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

 

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

 

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành."

 

Sau khi đã có quyết định giải quyết tranh chấp buộc bà C phải trả lại đất cho ông B thì Ông B có thể làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND xã,, phường. Sau đó ông B có thể đến UBND cấp huyện để yêu cầu cầu GCNQSD. Trường hợp UBND huyện không giải quyết thì làm đơn khiếu nại hoặc khởi kiện ra Tòa để đảm bảo lợi ích của mình.

 

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế bạn tham khảo qua bài viết sau: Thủ tục công chứng khai nhận di sản thừa kế không có di chúc

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Phương Hà- Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo