Phạm Việt Hằng

Người nước ngoài cho người Việt Nam vay tiền có đòi được không?

Hiện nay nhu cầu mở rộng và phát triển kinh doanh ngày càng cao, nhiều cá nhân để có được nguồn vốn đã thực hiện việc vay tài sản, đặc biệt là vay tài sản của người nước ngoài, tuy nhiên do nhiều tính chất khác biệt trong quan hệ vay nên rất ít người khi tham gia vào giao dịch này nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của mình. Để hiểu hơn về vấn đề này anh/chị có thể tham khảo bài tư vấn sau:

 

1. Luật sư tư vấn về những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng vay tài sản có yếu tố nước ngoài

Khi hợp đồng vay có yếu tố nước ngoài sẽ đặt ra nhiều vấn đề mà cả bên vay và bên cho vay cần lưu tâm như người nước ngoài có được cho người Việt Nam vay tiền không? Nguồn luật nào là cơ sở điều chỉnh giao dịch trên? Trình tự thủ tục giải quyết như thế nào nếu xảy ra tranh chấp? do vậy để nắm rõ hơn các quy định về pháp luật về vấn để này, anh/chị có thể liên hệ tới Luật Minh Gia để được tư vấn rõ hơn.

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, anh/chị vui lòng gửi câu hỏi hoặc gọi đến Luật Minh Gia để được hỗ trợ và bên cạnh đó anh/chị có thể tìm hiểu thêm tại một số tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn sau đây:

2. Hợp đồng vay tài sản có yếu tố nước ngoài

Câu hỏi tư vấn: Em có một người bạn nước ngoài. Có một người bạn Việt Nam muốn vay tiền anh ấy để kinh doanh là 100 triệu VNĐ. Trả lãi hàng tháng bằng 10% doanh thu. Xin luật sư tư vấn, anh ấy là người nước ngoài có được cho người Việt Nam vay tiền, có được ký kết hợp đồng cho vay tiền có lãi xuất như vậy không ạ? Nếu bạn Việt Nam không trả lãi đúng hạn hoặc không trả gốc theo thỏa thuận trong hợp đồng, bạn nước ngoài có được khởi kiện tại Việt Nam không ạ? Thủ tục khởi kiện thế nào và cần chuẩn bị giấy tờ gì? Em xin cám ơn rất nhiều ạ!

Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của anh/chị chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

Thứ nhất, Về hợp đồng vay giữa người Việt Nam và người nước ngoài

Căn cứ pháp lệnh quản lý ngoại hối hợp nhất số 07/VBHN-VPQH ngày 11/07/2013:

 Tại Điều 1 quy định "Pháp lệnh này điều chỉnh các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

 Theo khoản 1, Điều 2 quy định "Tổ chức, cá nhân là người cư trú, người không cư trú có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam”

Mặt khác theo khoản 1, Điều 4 quy định " Ngoại hối” bao gồm:

“a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);

b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

 đ) Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.”

Nên trường hợp của anh/chị người bạn nước ngoài có quyền cho vay số tiền 100 triệu VNĐ do không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh về ngoại hối và các văn bản hướng dẫn thi hành khác. Mặt khác pháp luật không có quy định cấm việc giao kết hợp đồng vay giữa người Việt Nam và người nước ngoài. Việc cho vay dựa trên nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm đối với những khoản vay của mình. Do đó người bạn nước ngoài có thể cho người Việt Nam vay tiền theo đúng quy định pháp luật.

 Hợp đồng vay nói trên là hợp đồng vay có yếu tố nước ngoài do bên cho vay là người nước ngoài cụ thể được quy định tại khoản 2 điều 663 Bộ Luật Dân Sự 2015:

 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Mặt khác theo khoản 1 điều 3 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định:

"Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam".

Như vậy, người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch. Trong đó, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân; trường hợp người nước ngoài thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, Về lãi suất trong hợp đồng vay

Do đây là giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài nên luật áp dụng đối với quan hệ này được xác định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam. Do vậy nếu trong trường hợp giao dịch được thực hiện tại Vệt Nam và hai bên lựa chọn pháp luật Việt Nam để điều chỉnh hợp đồng vay này thì lãi suất vay sẽ được xác định như sau:

Theo quy định tại điều 468 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định về mức lãi suất như sau:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."

Pháp luật không quy định một mức lãi suất vay cụ thể, đề cao sự thỏa thuận của các bên tuy nhiên vẫn giới hạn mức lãi suất vay trong hợp đồng vay đảm bảo không quá 20%/năm của khoản tiền vay tương đương với 1,67%/tháng. Trong trường hợp này để xác định xem lãi xuất 10% doanh thu có vượt quá mức lãi suất 1,67%/tháng mà pháp luật quy định hay không cần dựa vào thảo thuận của các bên, cũng như mức doanh thu mà người bạn kia kinh doanh là bao nhiêu? Từ đó mới có thể xác định rõ mức lãi suất mà hai người bạn đưa ra có trái quy định pháp luật hay không.

Thứ ba, Về trình tự thủ tục khởi kiện tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 1 điều 465 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 quy định

“1. Người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam có quyền khởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.”

Do đó trong trường hợp người bạn Việt Nam không trả lãi cũng như khoản vay đúng thỏa thuận trong hợp đồng vay thì người bạn nước ngoài có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Mặt khác theo quy định tại điều 469 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 về thẩm quyền chung của tòa án Việt Nam trong giải quyết những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài:

 “Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;”

Theo điều 37 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định về thẩm quyền của toà án nhân dân cấp tỉnh

“1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.”

Khoản 3 điều 35 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự quy định

“Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”

Trong trường hợp này nếu có tranh chấp xảy ra thì vụ việc này sẽ thuộc thẩm quyền xử lý của tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết.

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

- Đơn khởi kiện (theo mẫu)

- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (hợp đồng vay tài sản)

- Giấy tờ tùy thân của nguyên đơn

- Giấy tờ tùy thân của bị đơn

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ sẽ nộp  tại tòa án nhân dân cấp tỉnh, nếu hồ sơ hợp lệ tòa án sẽ thông báo cho nguyên đơn về việc nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.

 

 

 

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo