LS Vy Huyền

Nghĩa vụ thanh toán số tiền vay của vợ, chồng

Luật sự tư vấn đối với trường hợp nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm của vợ chồng đối với số tiền vay nợ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Nội dung tư vấn như sau:

Câu hỏi:  2009 bố tôi tự giới thiệu cho ông A mua mảnh đất của vợ chồng B và vợ chồng B nhờ bố tôi thỏa thuận dùm nhưng vì mảnh đất này có sổ đỏ cầm cố vay ngân hàng 10 triệu. Ông A đã đồng ý mua và lại muốn xem sổ nên bố tôi bảo ông A đặt cọc 10 triệu để qua ngân hàng lấy sổ về, ông A cũng đã đồng ý và bố tôi viết biên nhận nhận tiền 10 triệu của ông A không viết gì thêm chỉ có bố tôi với ông A ký. Nhưng khi lấy về ông A lại có ý định mua mảnh đất khác rẻ hơn nên không mua nữa và đòi lại tiền cọc. Và có kiện ra xã rồi đến huyện đến 2010 huyện xử gia đình tôi và vợ chồng B thua và phải trả lại số tiền .vợ chồng ông B cũng đồng ý khi nào bán được đất sẽ trả.lúc đó gia đình tôi lục đục vì chuyện ấy bố mẹ tôi không sống chung lúc ấy anh chị em tôi mới biết. Cũng vì chuyện ấy bố tôi bị nhồi máu mất 2011 ,bố tôi là bộ đội giải phóng khiến tôi cũng rất đau lòng. Thời gian sau đó tôi tưởng ông A và tòa án ân hận về vụ việc gián tiếp dẫn đến cái chết bố tôi. Nhưng 2015 mẹ tôi về hưu đc chút ít tiền bảo hiểm thất nghiệp lại bị tự động trừ 1 cách không lý do. Hỏi ra là bảo trả tiền tòa án. Ngày 20 tháng 10 2017 lại có giấy mời của cục thi hành án thành phố. Theo tôi được biết nếu giấy nhận tiền kia trở thành giấy vay mượn thì khi bố tôi chết thì mẹ tôi với các con phải trả. Nhưng mẹ tôi và mấy anh chị em không biết gì mà cũng không đụng gì đến số tiền kia của vợ chồng B. Mà mẹ tôi và mấy anh chị em chẳng có thừa kế tài sản gì của bố tôi. Chỉ có ngoại tôi cho mẹ tôi. Xin luật sư giúp em thắc mắc với ạ. Em cảm ơn.

 

Trả lời: Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, với yêu cầu của bạn chúng tôi xon được tư vấn như sau:

 

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bố bạn có giới thiệu cho ông A mua mảnh đất của vợ chồng B. Do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ chồng B đang bị thế chấp ở ngân hàng cho nên chưa thể làm thủ tục bán đất cho A, cho nên bố bạn đã ký một hợp đồng đặt cọc với A để lấy 10 triệu đồng để thực hiện giải chấp ngân hàng. Tuy nhiên, đối với trường hợp này bố bạn không phải là chủ sở hữu mảnh đất mà là vợ chồng B cho nên việc bố bạn ký hợp đồng đặt cọc với A chỉ có giá trị như một giấy tờ vay tiền. Do đó, việc tòa án quyết định bố bạn phải trả lại số tiền 10 triệu cho A là hợp lý. Vì bố bạn là bên bị thua kiện nên bố bạn phải thanh toán phần án phí tương ứng với giá trị tài sản mà hai bên tranh chấp. Cụ thể điều 463, 466 quy định về hợp đồng vay và nghĩa vụ của bên vay tài sản:

 

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

 

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

 

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

 

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

 

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

 

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Mặt khác, theo quy định tại điều 27 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ chồng phải liên đới chịu trách nhiệm đối với giao dịch do một bên vợ hoặc chồng thực hiện theo quy định tại điều 24,25,26,30 của luật hôn nhân và gia đình, do đó, khi ông A khởi kiện yêu cầu bố bạn hoàn lại 10 triệu và tòa án yêu cầu bố bạn thanh toán phần án phí dân sự thì mẹ bạn vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm với bố trong việc thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, việc tòa án trừ số tiền bảo hiểm thất nghiệp của mẹ bạn để thanh toán phần án phí là không trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp mẹ bạn không muốn thanh toán phần án phí và trả nợ số tiền 10 triệu cho A thì mẹ bạn phải chứng minh được số tiền mà bố bạn vay không nhằm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình và mẹ bạn không hề biết về số tiền 10 triệu đó tại thời điểm bố bạn nhận tiền. Tuy nhiên, để chứng minh được vấn đề này thực tế tương đối khó khăn, phải thông qua những hóa đơn, chứng từ nhất định.

 

Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

 

1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

 

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Thúy Vân - Luật Minh Gia

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo