Trần Diềm Quỳnh

Ngân hàng có được nhận thế chấp giấy tờ nhà trước khi xây dựng không?

Luật sư tư vấn về ngân hàng có được nhận thế chấp giấy tờ nhà trước khi xây dựng không?. Nội dung tư vấn như sau:

 

Xin cho hỏi: - Mẹ tôi được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất bao gồm 90m2 đất có nhà cũ do ông bà ngoại cho. trong đó 1/2 là thuộc của Cậu ( em của mẹ, do Cậu có quốc tịch nước ngoài nên thời điểm đó không đứng tên chủ quyền nên có nhờ mẹ tôi đứng tên giùm ( có giấy tay giữa mẹ và cậu và các anh chị em của mẹ ) . - Sau đó gia đình có xin phép xây dựng và đã xây dựng thành 2 căn nhà riêng biệt . cậu 1 căn và gia đình mẹ tôi 1 căn ( gia đình toi gồm có mẹ và 4 anh chị em, trong đó chị gái lấy chồng nên ở riêng, trong nhà còn 3 anh em và mẹ ) . Tuy nhiện chưa hoàn công. Mẹ bị lãng tai và trí nhớ kém. - Tôi có ông anh rễ ( chồng người chị ) là chủ doanh nghiệp có vay tiền của Ngân hàng để kinh doanh . Có nhờ mẹ đứng ra bảo lãnh . và anh rễ đã nói mẹ lấy giấy Chứng nhận QSH nhà và QSDĐ này để thế chấp ngân hàng . - Nay do anh rễ tôi chưa có tiền trả cho Ngân hàng nên Ngân hàng đã đòi lấy căn nhà của chúng tôi. ( mẹ đã mất và 1 người anh đã mất ). nay chúng tôi là thừa kế. - Xin cho chúng tôi được hỏi: Việc Ngân hàng đồng ý cho mẹ tôi thế chấp giấy tờ căn nhà ( chung cho 2 căn ) để cho cty anh Rễ tôi vay tiền khi giấy tờ là giấy tờ trước khi xây dựng 2 căn nhà mà tại thời điểm cho vay thì 2 căn nhà đã xây dựng hoàn thiện và đã sử dụng được hơn 5 năm như vậy có phù hợp không ? Rất mong quý Công ty tư vấn giúp Trân trọng cảm ơn.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Theo thông tin bạn đưa ra thì mẹ bạn là người bảo lãnh để anh rể bạn vay tiền ngân hàng và mẹ bạn đã đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để anh bạn thế chấp ngân hàng.

 

Tại Điều 317 Bộ luật dân sự số 2015về thế chấp tài sản: "Thế chấp là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao cho bên kia (bên nhận thế chấp).

 

Tại Điều 56 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về giao dịch bảo đảm thì:

 

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ;

 

2.Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật."

 

Như vậy, nếu như mẹ đã ký hợp đồng thế chấp cho anh rể vay tiền ngân hàng hợp pháp thì khi anh rể bạn không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ được xử lý tài sản mà anh rể bạn đã thế chấp.  

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Thị Ngọc Anh.- Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo