Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Muốn từ chối nhận di sản thừa kế thực hiện thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào anh chị, nhờ anh chị tư vấn giúp em. - Gia đình em có 05 người bố, mẹ và ba người con, Bố em bị đột quỵ mất không để lại di chúc, tài sản chỉ có ngôi nhà giờ gia đình em muốn sang tên nhượng lại nhà cho người cậu ruột thì gia đình em phải làm như thế nào? (em được biết con có thể từ chối quyền thừa kế, nếu ba người con từ chối quyền thừa kế thì thủ tục làm thế nào?

Nếu người chết vay tiền mà chỉ có người chết và người vay biết, ( có giấy tờ viết tay ký nhận ) vợ con không biết thì người sống có phải trả nợ không. Nhờ anh chị tư vấn giúp em, em xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.


Trường hợp gia đình bạn (tất cả các đồng thừa kế đối với phần di sản bố để lại) đều đồng ý để lại cho người cậu thì sẽ lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trong văn bản thỏa thuận các đồng thừa kế có công chứng sẽ thể hiện việc tặng cho cậu phần thừa kế mình được nhận. Sau khi công chứng xong văn bản thì gửi hồ sơ công chứng kèm giấy tờ tùy thân của người cậu để hoàn thành thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng.
 
- Thứ hai, về việc từ chối nhận di sản thừa kế.

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
 

Điều 620. Từ chối nhận di sản

 

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

 

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

 

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Theo đó, trường hợp ba người con muốn từ chối nhận di sản thừa kế do bố mất để lại thì trước khi thực hiện phân chia di sản sẽ lập văn bản từ chối và gửi cho người đang trực tiếp quản lý di sản đó và người thừa kế khác (mẹ và ông bà nội (nếu còn)).

 

Thứ ba, nghĩa vụ tài chính của người mất để lại.

 

Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán

 

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

 

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

 

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

 

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

 

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

 

5. Tiền công lao động.

 

6. Tiền bồi thường thiệt hại.

 

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

 

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

 

9. Tiền phạt.

 

10. Các chi phí khác.

 

Như vậy, nếu trước khi mất bố bạn có khoản nợ thì phần di sản sẽ được chia sau khi đã thanh toán nghĩa vụ trên. Trường hợp, vợ con là người sử dụng tài sản thì có trách nhiệm trả khoản nợ sau.

 

-------------

Câu hỏi thứ 2 - Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với bất động sản

 

Xin chào luật Minh Gia.Bố mẹ tôi sinh ra được ba người con là anh trai, chị gái và tôi. Sau khi bố mẹtôi mất khổng để lại di chúc.Ba anh em tôi quyết định chia tài sản . Nhưng khi đó tôi chưa đủ 18 tuổiTổng diện tích đất bố mẹ tôi để lại là : 1400m2Nhưng khi đó tôi chưa đủ tuổi nên anh trai tôi là người đại diện pháp luật cho tôi.Đến hiện tại tôi mới biết khi đó anh tôi chỉ cắt cho tôi diện tích : 45m2 ( có sổ đỏ )mà đến thời điểm hiện tại đã qua 10 năm khi phân chia tài sản.Vậy xin hỏi Luật Minh Gia hiện tại tôi có quyền khởi kiên hay không.Tôi xin chân thành cám ơn!

 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định Thời hiệu thừa kế

 

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

 

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

 

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

 

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

 

Căn cứ Điều 623 BLDS 2015 thì thời hiệu yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế đối với bất động sản được kéo dài lên tới 30 năm (trước đây là 10 năm). Vậy, anh có quyền gửi đơn khởi kiện tới TAND quận, huyện nơi các bên sinh sống để đề nghị chia sản thừa kế nếu anh em của anh không tự thỏa thuận để đảm bảo quyền lợi.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo